Câu hỏi:
Lớp 6A có 42 học sinh, lớp 6B có 54 học sinh và lớp 6C có 48 học sinh. Cô phụ trách đã xếp đều số học sinh của 3 lớp thành một số hàng như nhau. Tính số hàng nhiều nhất có thể xếp được.
Trả lời:
Gọi số hàng có thể xếp là x (x \( \in {\mathbb{N}^*}\); hàng)
Theo đề bài có: 42 ⁝ x; 54 ⁝ x; 48 ⁝ x và x lớn nhất nên x là ƯCLN của 42, 54 và 48.
Ta tìm ƯCLN này bằng cách phân tích các số 42, 54, 48 ra thừa số nguyên tố.
Ta có: 42 = 2 . 3 . 7
54 = 2 . 33
48 = 24 . 3
Suy ra ƯCLN(42, 54, 48) = 2 . 3 = 6 hay x = 6 (thỏa mãn).
Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 6 hàng để thỏa mãn yêu cầu bài toán.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 7 được viết là:
Câu hỏi:
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 7 được viết là:A. A = {x \( \in {\mathbb{N}^*}\)| x < 7}
B. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| x < 7}
Đáp án chính xác
C. A = {x \( \in {\mathbb{N}^*}\)| x ≤ 7}
D. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| x > 7}
Trả lời:
Gọi x là số tự nhiên thuộc tập hợp A.
Ta có x là số tự nhiên nên x \( \in \mathbb{N}\)
Mà các số tự nhiên thuộc tập hợp A nhỏ hơn 7 nên x < 7.
Vậy ta viết tập hợp A như sau: A = {x \( \in \mathbb{N}\)| x < 7}.
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp B = {1; 8; 12; 21}. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp B?
Câu hỏi:
Cho tập hợp B = {1; 8; 12; 21}. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp B?
A. 1
B. 12
C. 21
D. 18
Đáp án chính xác
Trả lời:
Ta có: B = {1; 8; 12; 21}
Nhận thấy số 18 không phải là phần tử của tập hợp B nên 18 không thuộc tập hợp B.
Chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số tự nhiên dưới đây, số nào là số nguyên tố?
Câu hỏi:
Trong các số tự nhiên dưới đây, số nào là số nguyên tố?
A. 101
Đáp án chính xác
B. 114
C. 305
D. 303
Trả lời:
Lý thuyết: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. Một số là hợp số thì không thể là số nguyên tố.
Trong các số đã cho, ta thấy:
+) 114 có chữ số tận cùng là 4 nên nó chia hết cho 2, do đó 114 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 114 thì nó còn có thêm ít nhất một ước nữa là 2.
+) 305 có chữ số tận cùng là 5 nên nó chia hết cho 5, do đó 305 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 305 thì nó còn có thêm ít nhất một ước nữa là 5.
+) 303 có tổng các chữ số là 3 + 0 + 3 = 6 chia hết cho 3 nên nó chia hết cho 3, do đó 303 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 303 thì nó còn có thêm ít nhất một ước nữa là 3.
+) Số 101 lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 101 nên nó là số nguyên tố.
Chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số nào dưới đây chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3?
Câu hỏi:
Số nào dưới đây chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3?
A. 120
B. 195
C. 215
Đáp án chính xác
D. 300
Trả lời:
Các số 120, 195, 215, 300 đều chia hết cho 5 (vì có tận cùng là 0 hoặc 5).
Số 215 có tổng các chữ số là 2 + 1 + 5 = 8 không chia hết cho 3 nên 215 không chia hết cho 3.
Vậy số 215 chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3.
Chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh a = 4 . 5 + 22 . (8 – 3) (cm) là:
Câu hỏi:
Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh a = 4 . 5 + 22 . (8 – 3) (cm) là:
A. 160 cm2
B. 400 cm2
C. 40 cm2
D. 1 600 cm2
Đáp án chính xác
Trả lời:
Ta có: a = 4 . 5 + 22 . (8 – 3) = 20 + 4 . 5 = 20 + 20 = 40 (cm)
Diện tích hình vuông có cạnh a là:
S = a . a = 40 . 40 = 1 600 (cm2).
Chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====