Câu hỏi:
Bạn Nguyên có 30 chiếc bánh dẻo và 40 chiếc bánh nướng. Bạn Nguyên muốn chia số bánh vào các hộp sao cho số bánh mỗi loại trong các hộp là như nhau. Hỏi số hộp bánh nhiều nhất bạn Nguyên chia được là bao nhiêu hộp?
Trả lời:
Gọi số hộp chia được là x (x là số tự nhiên khác 0)
Vì số bánh nướng trong mỗi hộp bằng nhau nên 40 ⁝ x.
Vì số bánh dẻo trong mỗi hộp bằng nhau nên 30 ⁝ x.
Vì x là số hộp bánh lớn nhất chia được nên x = ƯCLN(30, 40)
Ta có 30 = 2 . 3 . 5 và 40 = 23 . 5 nên ƯCLN(30, 40) = 2 . 5 = 10
Hay x = 10 (thỏa mãn)
Vậy số hộp bánh chia được nhiều nhất là 10 hộp.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 là:
Câu hỏi:
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 là:A. A = {4; 5; 6; 7; 8; 9}
B. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 < x ≤ 9}
Đáp án chính xác
C. A = {5; 6; 7; 8}
D. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 ≤ x ≤ 9}
Trả lời:
Các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 hay x lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 9 là: 5, 6, 7, 8, 9.
Ta viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử ta được: A = {5; 6; 7; 8; 9}.
Ta viết tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng: A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 < x ≤ 9}.
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 25?
Câu hỏi:
Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 25?
A. 9 số
Đáp án chính xác
B. 10 số
C. 11 số
D. 12 số
Trả lời:
Sử dụng sàng Eratosthenes ta đã biết các số nguyên tố nhỏ hơn 25 là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23.
Vậy có 9 số nguyên tố nhỏ hơn 25.Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng:
Câu hỏi:
Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng:
A. \(a \in A\)
Đáp án chính xác
B. \(d \in A\)
C. \(b \notin A\)
D. \(c \notin A\)
Trả lời:
Quan sát hình vẽ: (đây là sơ đồ Ven)
Ta thấy
+ Các phần tử a, b, c nằm trong vòng kín biểu diễn tập hợp A, nên các phần tử a, b, c đều thuộc tập hợp A, ta viết \(a \in A,b \in A,c \in A\).
+ Các phần tử d, e nằm ngoài vòng kín biểu diễn tập hợp A nên các phần tử này không thuộc tập hợp A, ta viết \(d \notin A,e \notin A.\)
Vậy đáp án A đúng.
Chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết tập hợp A các ước của số 16 là:
Câu hỏi:
Viết tập hợp A các ước của số 16 là:
A. A = {1; 2; 3; 5}
B. A = {1; 2; 4; 8; 16}
Đáp án chính xác
C. A = {1; 2; 3; 4; 16}
D. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 10; 16}
Trả lời:
Để tìm các ước của 16, ta lấy 16 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 16, các phép chia hết là: 16 : 1 = 16, 16 : 2 = 8, 16 : 4 = 4, 16 : 8 = 2, 16 : 16 = 1.
Vậy các ước của 16 là: 1, 2, 4, 8, 16.
Ta viết tập hợp A các ước của 16 là A = {1; 2; 4; 8; 16}.Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD?
Câu hỏi:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD?
A. AB = BC = CD = DA
B. AB và CD song song với nhau
C. AD và CD song song với nhau
Đáp án chính xác
D. Hai đường chéo bằng nhau
Trả lời:
Hình vuông ABCD có các tính chất:
+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA
+ Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau
+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD
+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.
Vậy hình vuông đã cho không có tính chất AD và CD song song với nhau.
Chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====