Câu hỏi:
Trong một hộp có 10 viên bi đánh số từ 1 đến 10, lấy ngẫu nhiên ra hai bi. Tính xác suất để hai bi lấy ra có tích hai số trên chúng là một số lẻ.
A. \(\frac{1}{2}\);
B. \(\frac{4}{9}\);
C. \(\frac{1}{9}\);
D. \(\frac{2}{9}\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{10}^2\) = 45.
Gọi A là biến cố: “Hai bi lấy ra có tích hai số trên chúng là một số lẻ”. Để tích của hai số là lẻ khi cả hai số được chọn phải là số lẻ nên số phần tử của biến cố A là n(A) = \(C_5^2\) = 10.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{10}}{{45}} = \frac{2}{9}\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho E và \(\overline E \) là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng.
Câu hỏi:
Cho E và \(\overline E \) là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng.
A. P(E) = 1 + P(\(\overline E \));
B. P(E) = P(\(\overline E \));
C. P(E) = 1 – P(\(\overline E \));
Đáp án chính xác
D. P(E) + P(\(\overline E \)) = 0.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Theo sách giáo khoa toán 10 trang 85 bộ kết nối tri thức ta có cho E là một biến cố thì xác suất của biến cố \(\overline E \) liên hệ với xác suất của E theo công thức: P(\(\overline E \)) = 1 – P(E) vậy P(E) = 1 –P(\(\overline E \)).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo 3 đồng tiền xu là một phép thử ngẫu nhiên có không gian mẫu là:
Câu hỏi:
Gieo 3 đồng tiền xu là một phép thử ngẫu nhiên có không gian mẫu là:
A. {NN; NS; SN; SS};
B. {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS};
C. {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS; NSS; SNN};
Đáp án chính xác
D. {NNN; SSS; NNS; SSN; NSS; SNN}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Gieo 3 đồng tiền xu các kết quả có thể sảy ra là: {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS; NSS; SNN}.
Vậy không gian mẫu là: Ω = {NNN; SSS; NNS; SSN; NSN; SNS; NSS; SNN}====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho phép thử có không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Các cặp biến cố không đối nhau là
Câu hỏi:
Cho phép thử có không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Các cặp biến cố không đối nhau là
A. A = {1} và B = {2; 3; 4; 5; 6};
B. C = {1; 4; 5} và D = {2; 3; 6}; .
C. E = {1; 4; 6} và F = {2; 3};
Đáp án chính xác
D. Ω và \(\emptyset \).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Xét cặp biến cố A = {1} và B = {2; 3; 4; 5; 6} ta có \(A \cap B = \emptyset \) và A\( \cup \)B = Ω nên A và B đối nhau
Xét cặp biến cố C = {1; 4; 5} và D = {2; 3; 6} ta có \(C \cap D = \emptyset \) và C\( \cup \)D = Ω nên C và D đối nhau
Xét cặp biến cố E = {1; 4; 6} và F = {2; 3} ta có \(E \cap F = \emptyset \) và E\( \cup \)F ≠ Ω nên E và F không đối nhau
Xét cặp Ω và \(\emptyset \) ta có \(\Omega \cap \emptyset = \emptyset \) và \(\Omega \cup \emptyset = \Omega \) nên cặp Ω và \(\emptyset \) đối nhau====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Rút ra một lá bài từ bộ bài 52 lá. Xác suất để được lá át hay lá rô là
Câu hỏi:
Rút ra một lá bài từ bộ bài 52 lá. Xác suất để được lá át hay lá rô là
A. \(\frac{1}{{52}}\);
Đáp án chính xác
B. \(\frac{2}{{13}}\);
C. \(\frac{4}{{13}}\);
D. \(\frac{{17}}{{52}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Số phần tử không gian mẫu: n(Ω) = 52 (vì chọn 1 là bài trong 52 lá)
Gọi A là biến cố: “lá bài rút được là lá át hoặc lá rô” ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1, rút được lá át có 4 cách (vì có 4 lá át và rút ra 1 lá)
Trường hợp 2, rút được lá rô có 12 cách (vì có 12 lá rô (trừ đi 1 lá át rô) và rút ra một lá)
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 4 + 12 = 16.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{16}}{{52}} = \frac{4}{{13}}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo 2 con súc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai nút ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là:
Câu hỏi:
Gieo 2 con súc sắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai nút ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là:
A. 9;
B. 18;
Đáp án chính xác
C. 29;
D. 39.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Gieo 2 con xúc sắc các cặp số có thể sảy ra là: (1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6); (2; 1); (2; 2); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (2; 6); (3; 1); (3; 2); (3; 3); (3; 4); (3; 5); (3; 6); (4; 1); (4; 2); (4; 3); (4; 4); (4; 5); (4; 6); (5; 1); (5; 2); (5; 3); (5; 4); (5; 5); (5; 6); (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6)
Vậy tích các cặp số đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36
Không gian mẫu là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20; 24; 25; 30; 36}
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 18.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====