Câu hỏi:
Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M(2; 1) và đường thẳng \(\Delta :\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2 – t}\\{y = 2t}\end{array}} \right.\). Tìm điểm N thuộc đường thẳng ∆ sao cho \(MN{\rm{ }} = \sqrt 2 \).
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Do N thuộc đường thẳng ∆ nên tọa độ của N có dạng: (2 – t; 2t).
Ta có: \(\overrightarrow {MN} \)= (2 – t – 2; 2t – 1) = (–t; 2t – 1)
\(MN{\rm{ }} = \sqrt 2 \)
\( \Leftrightarrow \sqrt {{{( – t)}^2} + {{(2t – 1)}^2}} = \sqrt 2 \)
⇔ (– t)2 + (2t – 1)2 = 2
⇔ t2 + 4t2 – 4t + 1 = 2
⇔ 5t2 – 4t – 1 = 0
⇔ t = 1 hoặc t = \( – \frac{1}{5}\)
Với t = 1, ta có N(1; 2)
Với t = \( – \frac{1}{5}\), ta có \(N\left( {\frac{{11}}{5}; – \frac{2}{5}} \right)\).
Vậy có hai điểm N thỏa mãn là N(1; 2) và \(N\left( {\frac{{11}}{5}; – \frac{2}{5}} \right)\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm D(0; 2) và hai vectơ \(\overrightarrow n = \left( {1; – 3} \right),\overrightarrow u = \left( {1;3} \right)\).
Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua D và nhận \(\overrightarrow n \) là một vectơ pháp tuyến.
Câu hỏi:
Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm D(0; 2) và hai vectơ \(\overrightarrow n = \left( {1; – 3} \right),\overrightarrow u = \left( {1;3} \right)\).
Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua D và nhận \(\overrightarrow n \) là một vectơ pháp tuyến.Trả lời:
Hướng dẫn giải
Phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua D và nhận \(\overrightarrow n \) là một vectơ pháp tuyến là:
1(x – 0) – 3(y – 2) = 0
⇔ x – 3y + 6 = 0
Vậy d: x – 3y + 6 = 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua D và nhận \(\overrightarrow u \) là một vectơ chỉ phương.
Câu hỏi:
Viết phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua D và nhận \(\overrightarrow u \) là một vectơ chỉ phương.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua D và nhận \(\overrightarrow u \) là một vectơ chỉ phương là:
\(\left\{ \begin{array}{l}x = 0 + 1.t\\y = 2 + 3.t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + 3t\end{array} \right.\) (với t là tham số)
Vậy ∆: \(\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 2 + 3t\end{array} \right.\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm A(1; 2), B(0; –1) và C(–2; 3). Lập phương trình tổng quát của đường thẳng qua A và vuông góc với đường thẳng BC.
Câu hỏi:
Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm A(1; 2), B(0; –1) và C(–2; 3). Lập phương trình tổng quát của đường thẳng qua A và vuông góc với đường thẳng BC.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đường thẳng d qua A và vuông góc với đường thẳng BC nhận vectơ \(\overrightarrow {BC} \) làm vectơ pháp tuyến.
\(\overrightarrow {BC} \) = (–2 – 0; 3 + 1) = (–2; 4)
Phương trình của đường thẳng d là:
–2(x – 1) + 4(y – 2) = 0
⇔ –2x + 2 + 4y – 8 = 0
⇔ –2x + 4y – 6 = 0
⇔ x – 2y + 3 = 0
Vậy d: x – 2y + 3 = 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm A(1; 2) và B(2; 3). Tìm một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB và viết phương trình tham số của đường thẳng AB.
Câu hỏi:
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm A(1; 2) và B(2; 3). Tìm một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB và viết phương trình tham số của đường thẳng AB.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB chính là vectơ \(\overrightarrow {AB} \).
Ta có: \(\overrightarrow {AB} \) = (1; 1)
Đường thẳng AB đi qua điểm A(1; 2) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} \) = (1; 1) có phương trình tham số là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 1.t\\y = 2 + 1.t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 2 + t\end{array} \right.\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆: 2x – y + 5 = 0. Tìm tất cả các vectơ pháp tuyến có độ dài \(2\sqrt 5 \)của đường thẳng ∆.
Câu hỏi:
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆: 2x – y + 5 = 0. Tìm tất cả các vectơ pháp tuyến có độ dài \(2\sqrt 5 \)của đường thẳng ∆.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Dựa vào phương trình tổng quát của đường thẳng ∆: 2x – y + 5 = 0. Đường thẳng ∆ có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \left( {2; – 1} \right)\) nên các vectơ pháp tuyến của ∆ có dạng là \(\overrightarrow {n’} = \left( {2t; – t} \right)\). Theo giả thiết ta có:
\(\left| {\overrightarrow {n’} } \right| = \sqrt {{{\left( {2t} \right)}^2} + {{\left( { – t} \right)}^2}} = 2\sqrt 5 \)
⇔ 4t2 + t2 = 20
⇔ 5t2 = 20
⇔ t2 = 4
⇔ t = ±2
Với t = 2, ta được vectơ pháp tuyến thỏa mãn yêu cầu đề bài là: \(\overrightarrow {{n_1}’} \) = (4; –2)
Với t = – 2, ta được vectơ pháp tuyến thỏa mãn yêu cầu đề bài là: \(\overrightarrow {{n_2}’} \) = (–4; 2).
Vậy có hai vectơ pháp tuyến thỏa mãn là \(\overrightarrow {{n_1}’} \) = (4; –2) và \(\overrightarrow {{n_2}’} \) = (–4; 2).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====