Câu hỏi:
Trong các câu sau, câu nào không phải là mệnh đề?
A. Buồn ngủ quá!;
Đáp án chính xác
B. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau;
C. 8 là số chính phương;
D. Băng Cốc là thủ đô của Mianma.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đáp án A là câu cảm thán không xác định được tính đúng sai. Do đó không phải là mệnh đề.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
Câu hỏi:
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
A. Đi ngủ đi!
B. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.
Đáp án chính xác
C. Bạn học trường nào?
D. Không được làm việc riêng trong giờ học.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Chỉ có câu “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới” có thể xác định được tính đúng sai nên đáp án B là mệnh đề.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?
a) Hãy đi nhanh lên!
b) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
c) 4 + 5 + 7 = 15.
d) Năm 2018 là năm nhuận.
Câu hỏi:
Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?
a) Hãy đi nhanh lên!
b) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
c) 4 + 5 + 7 = 15.
d) Năm 2018 là năm nhuận.A. 4;
B. 3;
Đáp án chính xác
C. 1;
D. 2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu a) là câu cảm thán không xác định được tính đúng, sai nên câu a không phải là mệnh đề.
Các câu b), c), d) đều có thể xác định được tính đúng sai. Do đó các câu b), c), d) đều là mệnh đề.
Vậy có tất cả 3 mệnh đề.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Câu nào sau đây không là mệnh đề?
Câu hỏi:
Câu nào sau đây không là mệnh đề?
A. x > 2;
Đáp án chính xác
B. 3 < 1;
C. 4 – 5 = 1;
D. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì x > 2 là mệnh đề chứa biến không xác định được tính đúng sai nên không phải mệnh đề.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
Câu hỏi:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
A. Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn;
B. Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn;
C. Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ;
D. Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A là mệnh đề sai: Ví dụ: 1 + 3 = 4 là số chẵn nhưng 1, 3 là số lẻ.
B là mệnh đề sai: Ví dụ: 2.3 = 6 là số chẵn nhưng 3 là số lẻ.
C là mệnh đề sai: Ví dụ: 1 + 3 = 4 là số chẵn nhưng 1, 3 là số lẻ.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho mệnh đề A: “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} – x + 7 < 0\)”. Mệnh đề phủ định của A là:
Câu hỏi:
Cho mệnh đề A: “\(\forall x \in \mathbb{R},{x^2} – x + 7 < 0\)”. Mệnh đề phủ định của A là:
A. \(\overline{A}:”\forall x\in \mathbb{R},{{x}^{2}}-x+7>0”\);
B. \(\overline{A}:”\forall x\in \mathbb{R},{{x}^{2}}-x+7>0”\);
C. \(\overline{A}:”\exists x\in \mathbb{R},\,{{x}^{2}}-x+7<0”\);
D. \(\overline{A}:”\exists \,x\in \mathbb{R},{{x}^{2}}-\text{ }x+7\ge 0”\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Phủ định của \(\forall \) là \(\exists \)
Phủ định của < là ≥
Do đó phủ định của mệnh đề A: “\(\forall x\in \mathbb{R},{{x}^{2}}-x+7<0\)” là
\(\overline A \): “\(\exists x \in \mathbb{R},{x^2} – x + 7 \ge 0\)”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====