Câu hỏi:
Những quan hệ nào trong các quan hệ sau đây là đúng?
a) A ⊂ A ∪ B;
b) A ⊂ A ∩ B;
c) A ∩ B ⊂ A ∪ B;
d) A ∪ B ⊂ B;
e) A ∩ B ⊂ A.
Trả lời:
a) A ⊂ (A ∪ B) đúng vì A ∪ B chứa toàn bộ các phần tử của tập hợp A.
b) A ⊂ (A ∩ B) sai vì A ∩ B chỉ chứa những phần tử chung của A và B.
Sửa lại (A ∩ B) ⊂ A.
c) (A ∩ B) ⊂ (A ∪ B) đúng.
d) (A ∪ B) ⊂ B sai vì A ∪ B chứa cả những phần tử thuộc A.
e) (A ∩ B) ⊂ A đúng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định A− theo tính đúng sai của mệnh đề A.
Câu hỏi:
Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định A− theo tính đúng sai của mệnh đề A.
Trả lời:
A đúng thì A− sai
A sai thì A− đúng
Trong đó A− là mệnh đề phủ định của mệnh đề A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B ? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó đúng không ? Cho ví dụ minh họa.
Câu hỏi:
Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B ? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó đúng không ? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
+ Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒ A.
+ Nếu mệnh đề A ⇒ B đúng thì mệnh đề B ⇒ A có thể đúng hoặc sai.
Ví dụ:
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”.
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC = CA”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng và mệnh đề B ⇒ A cũng là mệnh đề đúng.
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC ”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng nhưng mệnh đề B ⇒ A sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thế nào là hai mệnh đề tương đương?
Câu hỏi:
Thế nào là hai mệnh đề tương đương?
Trả lời:
A và B là hai mệnh đề tương đương nếu cả hai mệnh đề A ⇒ B và B ⇒ A đều đúng
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nêu định nghĩa tập hợp con của một tập hợp và định nghĩa hai tập hợp bằng nhau.
Câu hỏi:
Nêu định nghĩa tập hợp con của một tập hợp và định nghĩa hai tập hợp bằng nhau.
Trả lời:
– Tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói rằng tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B.
Kí hiệu: A ⊂ B ⇔ ∀ x ∈ A thì x ∈ B
– Khi A ⊂ B và B ⊂ A ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là A = B.
(Hiểu cách khác: Hai tập hợp bằng nhau là hai tập hợp có phần tử giống hệt nhau).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nêu định nghĩa đoạn [a; b], khoảng (a; b), nửa khoảng [a; b), (a; b], (-∞; b], [a; +∞). Viết tập hợp R các số dưới dạng một khoảng.
Câu hỏi:
Nêu định nghĩa đoạn [a; b], khoảng (a; b), nửa khoảng [a; b), (a; b], (-∞; b], [a; +∞). Viết tập hợp R các số dưới dạng một khoảng.
Trả lời:
– Đoạn: [a; b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b}
– Khoảng: (a; b) = {x ∈ R | a < x < b}
– Nửa khoảng:
[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}
(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}
(-∞; b] = {x ∈ R | x ≤ b}
[a; +∞) = {x ∈ R | x ≥ a}
– Tập hợp R = (-∞; +∞)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====