Câu hỏi:
Một người bỏ ngẫu nhiên ba lá thư vào ba chiếc phong bì đã ghi địa chỉ. Xác suất để có ít nhất một lá thư được bỏ đúng phong bì là:
A. \(\frac{1}{2}\);
B. \(\frac{2}{3}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\frac{5}{6}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử không gian mẫu là: n(Ω) = 3! = 6 (vì xếp 3 lá thư vào 3 phòng bì)
Gọi A là biến cố “Có ít nhất một lá thư được bỏ đúng phong bì”.
Ta xét các trường hợp sau:\(\)
Trường hợp 1, nếu lá thứ nhất bỏ đúng phong bì, hai lá còn lại để sai thì có duy nhất 1 cách.
Trường hợp 2, nếu lá thứ hai bỏ đúng phong bì, hai lá còn lại để sai thì có duy nhất 1 cách
Trường hợp 3, nếu lá thứ ba bỏ đúng phong bì, hai lá còn lại để sai thì có duy nhất 1 cách.
Trường hợp 4, cả ba lá thư đều được bỏ đúng có duy nhất 1 cách.
Vậy số phần tử của biến cố A là n(A) = 4.
Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)\( = \frac{4}{6}\)\( = \frac{2}{3}\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần thì số phần tử của không gian mẫu n(Ω) là
Câu hỏi:
Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần thì số phần tử của không gian mẫu n(Ω) là
A. 4;
B. 6;
C. 8;
Đáp án chính xác
D. 16.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Gieo đồng xu liên tiếp 3 lần nên ta có
Lần 1 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Lần 2 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Lần 3 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Vậy số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 2.2.2 = 8.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là?
Câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là?
A. 6;
B. 12;
C. 18;
D. 36.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần nên ta có
Lần 1 có 6 khả năng sảy ra (số mặt xuất hiện từ 1 chấm đến 6 chấm).
Lần 2 có 6 khả năng sảy ra (số mặt xuất hiện từ 1 chấm đến 6 chấm).
Vậy số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 6.6 = 36.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá bích là
Câu hỏi:
Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá bích là
A. \(\frac{1}{{13}}\);
B. \(\frac{1}{4}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{{12}}{{13}}\);
D. \(\frac{3}{4}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 52 (vì chọn 1 lá bài trong 52 lá nên có 52 cách chọn)
Gọi A là biến cố lá bài rút được là bích.
Số phần tử của biến cố A là n(A) = 13 (vì một bộ bài có 13 lá bích, chọn 1 lá bích trong 13 lá bích có 13 cách chọn)
Vậy xác suất để lấy được lá bích là \(P(A) = \frac{{13}}{{52}} = \frac{1}{4}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một đồng xu và một con xúc xắc cân đối đồng chất một lần. Số phần tử của không gian mẫu là:
Câu hỏi:
Gieo một đồng xu và một con xúc xắc cân đối đồng chất một lần. Số phần tử của không gian mẫu là:
A. 24;
B. 12;
Đáp án chính xác
C. 6;
D. 8.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Gieo đồng xu có 2 khả năng có thể sảy ra (hoặc là sấp hoặc là ngửa)
Gieo súc sắc có 6 khả năng có thể sảy ra ({1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm}).
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 2.6 = 12.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo đồng xu cân đối đồng chất hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:
Câu hỏi:
Gieo đồng xu cân đối đồng chất hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:
A. 2;
Đáp án chính xác
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì mặt ngửa xuất hiện 1 lần nên chỉ có thể xuất hiện ở lần đầu gieo hoặc lần thứ 2 gieo nên số phần tử của biến cố là 2.
Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: A = {NS; SN}.
Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====