Câu hỏi:
Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất 1 lần. Gọi A là biến cố “mặt có chấm lẻ xuất hiện”. Biến cố đối của biến cố A là
A. \(\overline A \) = {1; 3; 5};
B. \(\overline A \) = {4; 5; 6};
C. \(\overline A \) = {1; 2; 3};
D. \(\overline A \) = {2; 4; 6}.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = {1; 2; 3; 4; 5; 6}
A là biến cố “mặt có chấm lẻ xuất hiện” số phần tử của biến cố A là: n(A) = {1; 3; 5}
Biến cố đối \(\overline A \) là “mặt có chấm chẵn xuất hiện” số phần tử của biến cố \(\overline A \) là: \(\overline A \) = {2; 4; 6}
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần thì số phần tử của không gian mẫu n(Ω) là
Câu hỏi:
Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần thì số phần tử của không gian mẫu n(Ω) là
A. 4;
B. 6;
C. 8;
Đáp án chính xác
D. 16.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Gieo đồng xu liên tiếp 3 lần nên ta có
Lần 1 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Lần 2 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Lần 3 có 2 khả năng xảy ra (có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa).
Vậy số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 2.2.2 = 8.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là?
Câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần. Số phần tử của không gian mẫu là?
A. 6;
B. 12;
C. 18;
D. 36.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần nên ta có
Lần 1 có 6 khả năng sảy ra (số mặt xuất hiện từ 1 chấm đến 6 chấm).
Lần 2 có 6 khả năng sảy ra (số mặt xuất hiện từ 1 chấm đến 6 chấm).
Vậy số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 6.6 = 36.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá bích là
Câu hỏi:
Rút một lá bài từ bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để được lá bích là
A. \(\frac{1}{{13}}\);
B. \(\frac{1}{4}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{{12}}{{13}}\);
D. \(\frac{3}{4}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 52 (vì chọn 1 lá bài trong 52 lá nên có 52 cách chọn)
Gọi A là biến cố lá bài rút được là bích.
Số phần tử của biến cố A là n(A) = 13 (vì một bộ bài có 13 lá bích, chọn 1 lá bích trong 13 lá bích có 13 cách chọn)
Vậy xác suất để lấy được lá bích là \(P(A) = \frac{{13}}{{52}} = \frac{1}{4}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một đồng xu và một con xúc xắc cân đối đồng chất một lần. Số phần tử của không gian mẫu là:
Câu hỏi:
Gieo một đồng xu và một con xúc xắc cân đối đồng chất một lần. Số phần tử của không gian mẫu là:
A. 24;
B. 12;
Đáp án chính xác
C. 6;
D. 8.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Gieo đồng xu có 2 khả năng có thể sảy ra (hoặc là sấp hoặc là ngửa)
Gieo súc sắc có 6 khả năng có thể sảy ra ({1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm}).
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 2.6 = 12.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo đồng xu cân đối đồng chất hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:
Câu hỏi:
Gieo đồng xu cân đối đồng chất hai lần. Số phần tử của biến cố để mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần là:
A. 2;
Đáp án chính xác
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì mặt ngửa xuất hiện 1 lần nên chỉ có thể xuất hiện ở lần đầu gieo hoặc lần thứ 2 gieo nên số phần tử của biến cố là 2.
Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: A = {NS; SN}.
Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====