Câu hỏi:
Cho các mệnh đề kéo theo:
Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c (a, b, c là những số nguyên).
Các số nguyên tố có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5.
Một tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau.
a) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề trên.
b) Hãy phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện đủ”.
c) Phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần”.
Trả lời:
Mệnh đề
Mệnh đề đảo
Phát biểu bằng khái niệm “ điều kiện đủ”
Phát biểu bằng khái niệm “điều kiện cần”
Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c.
Nếu a + b chia hết cho c thì cả a và b đều chia hết cho c.
a và b chia hết cho c là điều kiện đủ để a + b chia hết cho c.
a + b chia hết cho c là điều kiện cần để a và b chia hết cho c.
Các số nguyên có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5.
Các số nguyên chia hết cho 5 thì có tận cùng bằng 0.
Một số nguyên tận cùng bằng 0 là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 5.
Các số nguyên chia hết cho 5 là điều kiện cần để số đó có tận cùng bằng 0.
Tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau
Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.
Tam giác cân là điều kiện đủ để tam giác đó có hai đường trung tuyến bằng nhau.
“Hai trung tuyến của một tam giác bằng nhau là điều kiện cần để tam giác đó cân.
Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau
Hai tam giác có diện tích bằng nhau là hai tam giác bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để hai tam giác đó có diện tích bằng nhau.
Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác đó bằng nhau.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nhìn vào hai bức tranh ở trên, hãy đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải.
Câu hỏi:
Nhìn vào hai bức tranh ở trên, hãy đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải.
Trả lời:
Các câu ở bên trái là các câu khẳng định, xác định được tính đúng sai
Các câu ở bên phải không thể xác định được tính đúng sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề.
Câu hỏi:
Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề.
Trả lời:
VD về câu là mệnh đề:
5 là số nguyên tố
Sắt là kim loại.
VD về câu không phải là mệnh đề:
Hôm nay là thứ mấy?
Trời đẹp quá!====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xét câu “x > 3”. Hãy tìm hai giá trị thực của x để từ câu đã cho, nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
Câu hỏi:
Xét câu “x > 3”. Hãy tìm hai giá trị thực của x để từ câu đã cho, nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
Trả lời:
Với x = 5, mệnh đề nhận được là mệnh đề đúng
Với x =1, mệnh đề nhận được là mệnh đề sai====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hãy phủ định các mệnh đề sau:
P: “ π là một số hữu tỉ”;
Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng.
Câu hỏi:
Hãy phủ định các mệnh đề sau:
P: “ π là một số hữu tỉ”;
Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng.Trả lời:
Mệnh đề phủ định của P: P− “ π không là một số hữu tỉ”.
P là mệnh đề sai, P− là mệnh đề đúng.
Mệnh đề phủ định của Q: Q− “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn hoặc bằng cạnh thứ ba”.
Q là mệnh đề đúng, Q− là mệnh đề sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ các mệnh đề:
P: “Gió mùa Đông Bắc về”
Q: “Trời trở lạnh”
Hãy phát biểu mệnh đề P ⇒ Q
Câu hỏi:
Từ các mệnh đề:
P: “Gió mùa Đông Bắc về”
Q: “Trời trở lạnh”
Hãy phát biểu mệnh đề P ⇒ QTrả lời:
P ⇒ Q: “ nếu gió mùa Đông Bắc về thì trời trở lạnh.”
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====