Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Tóm tắt tài liệu
Bộ 30 đề thi khảo sát chất lượng học kì II môn toán lớp 8
Trường THCS Cổ Nhuế 2
Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì II
Môn toán 8
Thời gian:90 phút
I. Trắc nghiệm (1 điểm). Chọn câu đúng trong các khẳng định sau
Câu 1:Tập nghiệm của phương trình \((x + \frac{1}{3})(x – 2) = 0\) là
A. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3}{\rm{\} }}\]
B. {2}
C. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3}; – 2\} \]
D. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3};2\} \]
Câu 2: Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{x}{{2x + 1}} + \frac{{x + 1}}{{3 + x}} = 0\)là:
A. \(x \ne – \frac{1}{2}\)hoặc \(x \ne 3\)
B. \(x \ne – \frac{1}{2}\)
C. \(x \ne – \frac{1}{2}\) và \(x \ne – 3\)
D. \(x \ne – 3\)
Câu 3: Trên hình 1, cho tam giác ABC , AM là phân giác. Độ dài đoạn thẳng MB bằng:
A 1,7
B. 2,8
C. 3,8
D. 5,1
Câu 4: Trên hình 2 , biết MM’//NN’, MN = 4cm, OM’=12CMvà M’N’= 8cm . Số đo của đoạn thẳng OM là:
A. 6cm .
B. 8cm .
C. 10cm .
D. 5cm.
II. Tự luận (9 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm): Giải phương trình
a) \(\frac{{3x + 2}}{2} – \frac{{3x + 1}}{6} = 2x + \frac{5}{3}\)
b) \(\frac{x}{{2x – 6}} + \frac{x}{{2x + 2}} = \frac{{ – 2x}}{{(3 – x)(x + 1)}}\)
Bài 2 (2 điểm):
Cho biểu thức \(A = (\frac{x}{{{x^2} – 4}} + \frac{1}{{x + 2}} – \frac{2}{{x – 2}}):(1 – \frac{x}{{x + 2}})\)( với \(x \ne \pm 2\))
a).Rút gọn A .
b).Tính giá trị của A khi x = -4
c).Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị là số nguyên
Bài 3(1,5 điểm): Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30km/h . Khi đến B người đó nghỉ 10 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 5km/h . Tính quãng đường AB biết thời gian cả đi, về và nghỉ là 6 giờ 40 phút?
Hướng dẫn
I. Trắc nghiệm (1 điểm). Chọn câu đúng trong các khẳng định sau
Câu 1: Tập nghiệm của phương trình \((x + \frac{1}{3})(x – 2) = 0\) là
A. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3}{\rm{\} }}\]
B. {2}
C. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3}; – 2\} \]
D. \[{\rm{\{ }} – \frac{1}{3};2\} \]
Hướng dẫn
Chọn D
\((x + \frac{1}{3})(x – 2) = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = – \frac{1}{3}\\x = 2\end{array} \right.\)
Câu 2: Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{x}{{2x + 1}} + \frac{{x + 1}}{{3 + x}} = 0\)là:
A. \(x \ne – \frac{1}{2}\)hoặc \(x \ne 3\)
B. \(x \ne – \frac{1}{2}\)
C. \(x \ne – \frac{1}{2}\)và \(x \ne – 3\)
D. \(x \ne – 3\)
Hướng dẫn
Chọn C
\(\frac{x}{{2x + 1}} + \frac{{x + 1}}{{3 + x}} = 0\), điều kiện \(x \ne – \frac{1}{2},x \ne – 3\)
Câu 3: Trên hình 1, cho tam giác ABC , AM là phân giác. Độ dài đoạn thẳng MB bằng:
A 1,7
B. 2,8
C. 3,8
D. 5,1
Hướng dẫn
Chọn D
Có \(\frac{{MB}}{{AB}} = \frac{{MC}}{{AC}} \Rightarrow MB = \frac{{MC.AB}}{{AC}} = \frac{{3×6,8}}{4} = 5,1\)
Câu 4: Trên hình 2 , biết MM’//NN’, MN = 4cm, OM’=12CMvà M’N’= 8cm . Số đo của đoạn thẳng OM là:
A. 6cm .
B. 8cm .
C. 10cm .
D. 5cm.
Hướng dẫn
Chọn A
Có \(\frac{{OM}}{{MN}} = \frac{{OM’}}{{M’N’}} \Rightarrow OM = \frac{{OM’.MN}}{{M’N’}} = \frac{{12.4}}{8} = 6(cm)\)
II. Tự luận (9 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm): Giải phương trình
a) \(\frac{{3x + 2}}{2} – \frac{{3x + 1}}{6} = 2x + \frac{5}{3}\)
b) \(\frac{x}{{2x – 6}} + \frac{x}{{2x + 2}} = \frac{{ – 2x}}{{(3 – x)(x + 1)}}\)
Hướng dẫn
a)
\(\begin{array}{l}\frac{{3x + 2}}{2} – \frac{{3x + 1}}{6} = 2x + \frac{5}{3}\\ \Leftrightarrow 3(3x + 2) – (3x + 1) = 12x + 10\\ \Leftrightarrow 6x = – 5 \Leftrightarrow x = – \frac{5}{6}\end{array}\)
b) \(\frac{x}{{2x – 6}} + \frac{x}{{2x + 2}} = \frac{{ – 2x}}{{(3 – x)(x + 1)}}\), điều kiện \(x \ne 3,x \ne – 1\)
\( \Leftrightarrow x(x + 1) + x(x – 3) = 4x\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\2x – 2 = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 3\end{array} \right.\) (loại x=3).
Vậy x=0
Bài 2 (2 điểm):
Cho biểu thức \(A = (\frac{x}{{{x^2} – 4}} + \frac{1}{{x + 2}} – \frac{2}{{x – 2}}):(1 – \frac{x}{{x + 2}})\)( với \(x \ne \pm 2\))
a).Rút gọn A .
b).Tính giá trị của A khi x = -4
c).Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị là số nguyên
Hướng dẫn
a) Rút gọn A.
\(A = (\frac{x}{{{x^2} – 4}} + \frac{1}{{x + 2}} – \frac{2}{{x – 2}}):(1 – \frac{x}{{x + 2}})\), điều kiện \(x \ne \pm 2\).
\(\begin{array}{l} = \frac{{x + (x – 2) – 2(x + 2)}}{{{x^2} – 4}}:\frac{{x + 2 – x}}{{x + 2}}\\ = \frac{{ – 6}}{{{x^2} – 4}}.\frac{{x + 2}}{2} = \frac{{ – 3}}{{x – 2}}\end{array}\)
b) Tính giá trị của A khi x = – 4
Có x = – 4, \(A = \frac{{ – 3}}{{x – 2}} \Rightarrow A = – \frac{3}{{ – 6}} = \frac{1}{2}\)
c) Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị là số nguyên
Có \(A = \frac{{ – 3}}{{x – 2}},x \in \mathbb{Z}.\)
A là số nguyên \( \Leftrightarrow (x – 2) \in U( – 3) = {\rm{\{ }} – 3; – 1;1;3\} \Leftrightarrow x \in {\rm{\{ }} – 1;1;3;5\} \)( x thỏa điều kiện)
Vậy \(x \in {\rm{\{ }} – 1;1;3;5\} \)
Bài 3(1,5 điểm): Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30km/h . Khi đến B người đó nghỉ 10 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 5km/h . Tính quãng đường AB biết thời gian cả đi, về và nghỉ là 6 giờ 40 phút?
Hướng dẫn
Có 10 phút =\(\frac{1}{6}(h)\), 6h 40 = \(6 + \frac{2}{3} = \frac{{20}}{3}(h)\)
Gọi x (km) là quãng đường AB, điều kiện x > 0.
Thời gian đi từ A đến B: \(\frac{x}{{30}}.\)
Vận tốc lúc về: 30 + 5 =35 (km/h)
Thời gian đi từ B về A: \(\frac{x}{{35}}\)
Ta có phương trình: \(\frac{x}{{30}} + \frac{x}{{35}} = \frac{{20}}{3} – \frac{1}{6} \Leftrightarrow \frac{{13x}}{{210}} = \frac{{13}}{2} \Leftrightarrow x = 105\)( thỏa điều kiện)
Vậy AB= 105 (km).
Trường THCS Minh Khai
Đề khảo sát chất lượng giữa hk II
Môn: Toán 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Bài 1 (2,5 điểm): Giải các phương trình sau
a) 2x + 5 = 3 – x
b) x2 – 49 =0
c) \(\frac{1}{{x + 1}} – \frac{1}{{x – 1}} = \frac{{2x}}{{{x^2} – 1}}\) \[\]
Bài 2 (2,0 điểm):
Một ô tô chạy trên quãng đường AB. Lúc đi ô tô chạy với vận tốc 35 / , km h lúc về ô tô chạy với vận tốc 42 km/h vì vậy thời gian về ít hơn thời gian đi là nửa giờ. Tính chiều dài quãng đường AB?
Bài 3 (1,5 điểm)
Cho biểu thức \(A = \frac{{3x – 2}}{x} – \frac{{x – 7}}{{x – 5}} – \frac{{10}}{{{x^2} – 5x}}x \ne 0,x \ne 5\)
a) Rút gọn A
b) Tìm các giá trị nguyên của x để \(B = A.\frac{{x + 1}}{{x – 1}}\) có giá trị nguyên
Bài 4 (3,5 điểm): Cho tam giác ABC, điểm M là trung điểm BC. Tia phân giác của AMB cắt AB tại K, tia phân giác của AMC cắt AC tại D.
a) Chứng minh \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{AD}}{{DC}}\)
b) Chứng minh \(\frac{{AK}}{{BK}} = \frac{{AD}}{{DC}}\)và DK//BC
c) Gọi E là giao điểm của AM và KD. Chứng minh: E là trung điểm của KD
Xem thêm