Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: – HS nêu lên và nắm vững được nội dung định lý về tính chất đường phân giác, hiểu được cách cm trường hợp AD là tia phân giác của góc A.
– HS biết vận dụng định lý để giải các bài tập tính độ dài đường thẳng, c/m đường thẳng tỉ lệ
2. Kỹ năng: Rèn cho HS biết cách vẽ hình và cm hình học.
3. Phát triển năng lực:
– Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giải của giáo viên theo các ý chính (dưới dạng tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù hợp hay không phù hợp
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán để vẽ hình cho phù hợp
– Năng lùc hợp tác HS biết hợp tác hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của nhóm
4.Thỏi độ: HS hưởng ứng tích cực, tự giác
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2. học sinh: Thước com pa, đo độ, ê ke- Ôn lại định lý Ta lét
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Phát biểu nội dung định lý đảo của định lý Talet, vẽ hình ghi GT, KL
? Câu hỏi tương tự với hệ quả của định lý Talet.
? nêu định lý về đường phân giác trong tam giác
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra – Gọi HS lên bảng – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – Đánh giá cho điểm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập 2): Do BE//AC nên theo hệ quả định lí Talét ta có: – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng – Tự sửa sai (nếu có) |
1) Phát biểu hệ quả định lí Talét. 2) Cho hình vẽ. Hãy so sánh tỉ số (BE//AC)? |
– Nếu AD là phân giác của góc BAC thì ta sẽ có được điều gì? – Đó là nội dung bài học hôm nay |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20’) |
||
Cho HS làm ?1 trang 65. treo bảng phụ vẽ hình 20 trang 65 (vẽ ∆ABC có AB = 3 đvị, AC = 6 đvị, Â = 1000) Gọi một HS lên bảng vẽ tia phân giác AD, rồi đo độ dài DB, DC và so sánh các tỉ số Kết quả trên vẫn đúng với mọi tam giác. Ta có định lí – Cho HS đọc định lí (sgk) – Cho HS vẽ hình và ghi tóm tắt GT-KL – Đưa lại hình vẽ kiểm tra bài cũ: Nếu AD là phân giác góc Â. Hãy so sánh BE và AB. Từ đó suy ra điều gì ? – Để chứng minh định lí cần vẽ thêm đường nào? – Yêu cầu một HS chứng minh miệng bài toán. GV uốn nắn và yêu cầu cả lớp tự ghi vào vở. |
HS đo độ dài 2đoạn DB và DC trên hình, tính các tỉ số và so sánh – HS đọc định lí sgk – Lên bảng vẽ hình và ghi GT-KL Nếu AD là phân giác  thì BÊD = BÂD (= DÂC) ⇒ ∆ABE cân tại B ⇒ AB = BE mà Từ B vẽ đthẳng song với AC cắt AD tại E. – HS chứng minh miệng – Cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh bài chứng minh vào vở. |
1/ Định lí:(sgk) |
2. Chú ý (10’) |
||
– Lưu ý HS: Định lí về đường phân giác của một tam giác vẫn đúng đối với tia phân giác của góc ngoài của tam giác – Treo bảng phụ vẽ hình 22 – giới thiệu: trên hình có ∆ABC và AD’ là tia phân giác của góc ngoài tại đỉnh A (với AB ≠ AC) – Gọi HS ghi tỉ lệ thức liên quan – Lưu ý ∆ có 3 góc trong nên có 3 đường phân giác. |
– Chú ý nghe – hiểu. – Ghi bài vào vở – Vẽ hình 22 vào vở – Dựa vào định lí để ghi tỉ lệ thức: |
2/ Chú ý: Định lí vẫn đúng đối với tia phân giác của góc ngoài của tam giác AD là tia pgiác của góc ngoài tại A |
Hoạt động 3: Luyện tập (8’) |
||
– Treo bảng phụ vẽ hình 23 cho HS thực hiện ?2 theo nhóm – Theo dõi HS thực hiện – Kiểm bài làm một vài HS – Cho các nhóm trình bày và nhận xét chéo – GV sửa sai (nếu có) |
– Thực hiện ?2 theo nhóm (mỗi nhóm cùng dãy giải 1 bài): – Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét – Tự sửa sai |
?2 Cho ∆ABC có AD là tia phân giác của  (hvẽ) a) Tính x/y. b) Tính x khi y = 5 (hình vẽ 23 sgk) |
Hoạt động 4: Vận dụng (1’) |
||
5. Hướng dẫn học sinh tự học(1p)
– Học theo SGK, Nắm chắc và chứng minh được tính chất đường phân giác của tam giác.
– Làm bài tập 16, 17 (tr67, 68-SGK); bài tập 18, 19, 20-SBT
Xem thêm