Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 6: Phép trừ các phân thức đại số
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nhận biết được phân thức đối của một phân thức.
– HS nắm vững quy tắc đổi dấu.
– HS trình bày được cách làm tính trừ va thực hiện một dãy phép trừ.
2. Kỹ năng:
– HS biết vận dụng quy tắc vào làm bài tập.
3. Thái độ:
– Có ý thức xây dựng bài, hợp tác tích cực.
4. Phát triển năng lực:
– Tư duy linh hoạt trong tính toán.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ bài tập 28 (tr49- SGK)
2. Học sinh:
– Ôn tập về trừ phân số.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (5′)
3. Bài mới
1. KHỞI ĐỘNG Để nhận được phân thức đối của một phân thức, nắm vững quy tắc đổi dấu, trình bày được cách làm tính trừ thực hiện 1 dãy phép trừ. Chúng ta sẽ cùng bài học hôm nay. |
||
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
Hoạt động 1: Phân thức đối. (10 phút) |
||
– Treo bảng phụ nội dung ?1 – Hai phân thức này có mẫu như thế nào với nhau? – Để cộng hai phân thức cùng mẫu ta làm như thế nào? – Hãy hoàn thành lời giải – Nếu tổng của hai phân thức bằng 0 thì ta gọi hai phân thức đó là hai phân thức đối nhau. – Chốt lại bằng ví dụ SGK. – Ngược lại thì sao? – Treo bảng phụ nội dung ?2 – Hãy tìm phân thức đối của phân thức |
– Đọc yêu cầu ?1 – Hai phân thức này có cùng mẫu – Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức. – Thực hiện – Nhắc lại kết luận – Đọc yêu cầu ?2 – HS đứng tại chổ trả lời. |
1/ Phân thức đối. Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0. Ví dụ: (SGK). Như vậy: ?2 Phân thức đối của phân thức |
Hoạt động 2: Phép trừ phân thức. (18 phút) |
||
– Hãy phát biểu quy tắc phép trừ phân thức – Chốt lại bằng ví dụ SGK. – Treo bảng phụ nội dung ?3 – Phân thức đối của là phân thức nào? – Để cộng hai phân thức có mẫu khác nhau thì ta phải làm gì? – Ta áp dụng phương pháp nào để phân tích mẫu của hai phân thức này? – Treo bảng phụ nội dung ?4 – Hãy thực hiện tương tự ?3 – Giới thiệu chú ý SGK. |
– Phát biểu quy tắc phép trừ phân thức – Lắng nghe – Đọc yêu cầu ?3 – Ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được. – Ta áp dụng phương pháp dùng hằng đẳng thức, đặt nhân tử chung để phân tích mẫu của hai phân thức này – Đọc yêu cầu ?4 – Thực hiện – Lắng nghe |
|
Hoạt động 3: Luyện tập tại lớp. (7 phút) |
||
Hoạt động 1: Bài tập 33 trang 50 SGK. (10 phút) – Treo bảng phụ nội dung – Hãy nhắc lại quy tắc trừ các phân thức đại số. – Phân thức đối của là phân thức nào? – Với mẫu của phân thức ta cần làm gì? – Hãy hoàn thành lời giải bài toán. Hoạt động 2: Bài tập 34 trang 50 SGK. (12 phút) – Treo bảng phụ nội dung – Đề bài yêu cầu gì? – Hãy nêu lại quy tắc đổi dấu. – Câu a) cần phải đổi dấu phân thức nào? – Câu b) cần phải đổi dấu phân thức nào? – Tiếp tục áp dụng quy tắc nào để thực hiện.-Hãy hoàn thành lời giải bài toán. Hoạt động 3: Bài tập 35a trang 50 SGK. (9 phút) – Treo bảng phụ nội dung – Với bài tập này ta cần áp dụng quy tắc đổi dấu cho phân thức nào? – Tiếp theo cần phải làm gì? – Vậy MTC của các phân thức bằng bao nhiêu? – Nếu phân thức tìm được chưa tối giản thì ta phải làm gì? – Thảo luận nhóm để giải bài toán. |
– Đọc yêu cầu bài toán – Với mẫu của phân thức ta cần phải phân tích thành nhân tử. – Thực hiện trên bảng – Đọc yêu cầu bài toán – Dùng quy tắc đổi dấu rồi thực hiện các phép tính – Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho: . – Câu a) cần phải đổi dấu phân thức – Câu b) cần phải đổi dấu phân thức – Tiếp tục áp dụng quy tắc trừ hai phân thức để thực hiện: Muốn trừ phân thức cho phân thức , ta cộng với phân thức đối của : – Thực hiện trên bảng – Đọc yêu cầu bài toán – Với bài tập này ta cần áp dụng quy tắc đổi dấu cho phân thức và được – Tiếp theo cần phải phân tích x2 – 9 thành nhân tử. – Vậy MTC của các phân thức bằng (x + 3)(x – 3) – Nếu phân thức tìm được chưa tối giản thì ta phải rút gọn. – Thảo luận và trình bày lời giải trên bảng. |
|
4. VẬN DỤNG |
||
-Treo bảng phụ bài tập 29 trang 50 SGK. -Hãy pháp biểu quy tắc trừ các phân thức và giải hoàn chỉnh bài toán. |
– Đọc yêu cầu bài toán. Muốn trừ phân thức cho phân thức , ta cộng với phân thức đối của : |
|
5. MỞ RỘNG |
||
Sưu tầm một số bài tập nâng cao về nội dung bài học |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà
– Yêu cầu HS về nhà thực hiện mục D, E.
– Học thuộc quy tắc trừ các phân thức đại số.
– Làm BT: 5, 6 SHD/65.
– Ôn quy tắc nhân hai phân số.
Xem thêm