Giải VBT Toán lớp 7 Bài 3: Hai tam giác bằng nhau
I. Kiến thức trọng tâm
Câu 1 trang 77 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:
– Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng………. và các góc tương ứng………….
– Khi hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì ta kí hiệu là: ………………………
(Hình 20)
Quy ước: Khi viết hai tam giác bằng nhau, tên đỉnh của hai tam giác đó phải viết theo đúng thứ tự tương ứng với sự bằng nhau.
+ Nếu AB = A’B’, BC = B’C’, CA = C’A’ và , , thì ∆ABC = …
+ Nếu ∆ABC = ∆A’B’C’ thì AB = …., …. = B’C’, CA = …. và ….= , =…., …=
Lời giải:
– Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
– Khi hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì ta kí hiệu là: ∆ABC = ∆A’B’C’.
+ Nếu AB = A’B’, BC = B’C’, CA = C’A’ và , , thì ∆ABC = ∆A’B’C’.
+ Nếu ∆ABC = ∆A’B’C’ thì AB = A’B’, BC = B’C’, CA = C’A’ và , , .
II. Luyện tập
-
Câu 1 trang 77 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Cho ∆ABC = ∆MNP, AC = 4 cm, = 45o. Tính độ dài cạnh MP và số đo góc ACB.
Lời giải:
Vì ∆ABC = ∆MNP nên
AC = MP (hai cạnh tương ứng); = (hai góc tương ứng)
Mà AC = 4 cm và = 45o nên MP = 4 cm, = 45o.
-
III. Bài tập
-
Câu 1 trang 77 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Cho biết ∆ABC = ∆DEG, AB = 3cm, BC = 4 cm, CA = 6 cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác DEG
Lời giải:
Vì ∆ABC = ∆DEG nên AB = DE, BC = EG, CA = GD
Mà AB = 3cm, BC = 4 cm, CA = 6 cm nên DE = 3 cm, EG = 4 cm, GD = 6 cm.
-
Câu 2 trang 77 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Cho ∆PQR = ∆IHK, = 71o, = 49o. Tính số đo góc K của tam giác IHK.
Lời giải:
Ta có: + + = 180o (tổng ba góc của một tam giác), = 71o, = 49o.
Suy ra: = 180o – ( + ) = 180o – (71o + 49o) = 60o
Do ∆PQR = ∆IHK nên = (hai góc tương ứng). Suy ra = 60o.
-
Câu 3 trang 78 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Cho ∆ABC = ∆MNP và + = 125o. Tính số đo góc P.
Lời giải:
Vì ∆ABC = ∆MNP nên = ( hai góc tương ứng)
Do + = + Mà + = 125o nên + = 125o.
Ta có + + = 180o (tổng ba góc của một tam giác)
Suy ra 125o + = 180o vì thế = 180o – 125o = 55o.
-
Câu 4 trang 78 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:Cho tam giác ABC và điểm M thuộc cạnh BC thoả mãn ∆AMB = ∆AMC (Hình 21). Chứng minh rằng:
a) M là trung điểm của đoạn thẳng BC;
b) Tia AM là tia phân giác của góc BAC và AM BC.
Lời giải:
Vì ∆AMB = ∆AMC nên: MB = MC (hai cạnh tương ứng);
= , = (hai góc tương ứng)
a) Do điểm M nằm giữa hai điểm B, C và MB = MC nên M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
b) Do tia AM nằm trong góc BAC và = nên tia AM là tia phân giác của góc BAC
Ta có + = 180o (hai góc kề bù) và = nên = = 90o.
Vậy AM BC.
-
Câu 5 trang 78 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho Hình 22, ở đó ∆OAB = ∆OCD. Chứng minh a // b.
Lời giải:
Ta có ∆OAB = ∆OCD nên =
Lại có và là hai góc so le trong
Suy ra a // b.