Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN LẠI KIẾN THỨC ÔN LỚP 7
1. Tia – Đoạn thẳng
– Hình gồm 1 điểm O và một phần đường thẳng chia ra bởi 0 là 1 tia gốc O hay nữa đường thẳng gốc O
– Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng
2. Đoạn thẳng
– Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A ,B và tất cả các điểm nằm giữa A , B
– Trong ba điểm thẳng hàng thì có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
– Hai điểm A ,B cùng thuộc tia Ox và nếu OA > OB thì điểm B nằm giữa hai điểm O , A
– Nếu điểm C nằm giữa hai điểm A , B thì ta có AC+CB=AB và ngược lại
– Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A ,B và cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng AB
3. Góc
– Hai góc kề nhau là hai góc có 1 cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trong hai nữa mặt phẳng đối nhau là bờ chung
– Hai góc kề bù là hai góc có 1 cạnh chung và hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau và có tổng số đo là 180°
4. Đường trung tuyến
– Nếu M là đường trung tuyến của cạnh BC thì đoạn thẳng AM được gọi là đường trung tuyến thuộc cạnh BC của tam giác .
– Một tam giác thì có ba đường trung tuyến ứng với 3 cạnh .
5. Hai góc đối đỉnh
– Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của mỗi cạnh góc kia
– Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
6. Đường thẳng vuông góc
Có 1 và chỉ 1 đường thẳng a’ đi qua một điểm O cho trước và vuông góc với đường thẳng a cho trước
7. Đường thẳng song song
– Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
– Nếu hai đường thẳng a,b cắt đường thẳng c và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau ( hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau ) thì a và b song song với nhau
Xem thêm