Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
– Các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
– Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình …
– Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: NL phát biểu các định lí về quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác
II. CHUẨN BỊ
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Ôn tập học kì II |
Phát biểu các tính chất |
Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận |
Giải bài tập liên quan |
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống kiến thức
– Mục tiêu: Ôn lại quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK , thước
– Sản phẩm: Các định lí về quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
* Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác GV: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi 1 SGK – 1 HS đứng tại chỗ trả lời. – GV ghi nội dung bài tập lên bảng phụ – HS thảo luận theo nhóm. – Đại diện 1 nhóm lên trình bày. – Cả lớp nhận xét.
* Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác – GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu 2-SGK. – 3 HS đứng tại chỗ trả lời. – GV treo bảng phụ nội dung bảng tr139 SGK. – HS ghi bằng kí hiệu. – GV: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi 3-SGK. – 1 HS đứng tại chỗ trả lời. * Ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt ? Trong chương II ta đã học những dạng tam giác đặc biệt nào ? – HS nêu các tam giác đặc biệt: tam giác cân, vuông, đều, vuông cân. ? Nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt đó. – Cá nhân HS lần lượt nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt. ? Nêu các tính chất về cạnh, góc của các tam giác trên. ? Nêu một số cách chứng minh của các tam giác trên. – Giáo viên treo bảng phụ. – 3 HS nhắc lại các tính chất của tam giác. – Yêu cầu HS phát biểu định lý Pitago.
|
I. Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác – Trong ABC có: – Tính chất góc ngoài: Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó. Bài tập 68 (tr141-SGK) – Câu a và b được suy ra trực tiếp từ định lí tổng 3 góc của một tam giác. II. Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác 2. Ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác là: c.c.c; c.g.c; g.c.g. 3. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông là: 2 cạnh góc vuông; cạnh góc vuông và góc nhọn; cạnh huyền và góc nhọn; cạnh huyền và cạnh góc vuông. III. Một số dạng tam giác đặc biệt – Tam giác cân: Có 2 cạnh bên bằng nhau, có 2 góc ở đáy bằng nhau. – Tam giác đều: Có 3 cạnh bằng nhau, 3 góc bằng nhau và bằng 600. – Tam giác vuông: Là tam giác có 1 góc vuông. – Tam giác vuông cân: có 1 góc vuông và 2 cạnh góc vuông bằng nhau. * Định lý Pitago: Nếu tam giác ABC có Â = 900 thì
|
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Bài tập
– Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài tập tính các góc trong tam giác, chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước
– Sản phẩm: Bài 70/141 sgk
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
||||
– GV yêu cầu HS làm bài tập 70 SGK – Gọi HS đọc đề toán. – GV hướng dẫn vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán. – HS vẽ hình, ghi GT, KL vào vở.
? Muốn CM tam giác AMN cân ta cần c/m điều gì ? – Yêu cầu HS c/m tam giác AMB và tam giác ANC bằng nhau để suy ra. – Gọi 1 HS lên bảng trình bày. ? Để c/m BH = CK ta cần c/m hai tam giác nào bằng nhau ? ? Hai tam giác đó có các yếu tố nào bằng nhau ? – Gọi 1 HS c/m hai tam giác MBH và NCH bằng nhau để suy ra BH = CK. ? C/M AH = AK thì cần c/m hai tam giác nào bằng nhau ? – Gọi 1 HS lên bảng c/m tam giác ABH bằng tam giác ACK. ? Khi và BM = CN = BC thì suy ra được gì. – HS: ABC là tam giác đều, BMA cân tại B, CAN cân tại C. ? Tính số đo các góc của AMN – HS đứng tại chỗ trả lời. ? CBC là tam giác gì.
|
Bài tập 70 (tr141-SGK)
Bài giải a) DABM và DACN có AB = AC (GT) (cùng = 1800 – ) BM = CN (GT) DABM = DACN (c.g.c) DAMN cân b) Xét HBM và KNC có (theo câu a); MB = CN HMB = KNC (c.huyền – g.nhọn) BH = CK c) Theo câu a ta có AM = AN (1) Theo chứng minh trên: HM = KN (2) Từ (1), (2) ABH = ACKHA = AK d)(HMB = KNC) mặt khác (đối đỉnh) (đối đỉnh) OBC cân tại O e) Khi DABC là đều
ta có DBAM cân vì BM = BA (gt)
Tương tự ta có Do đó Vì Tương tự ta có DOBC là tam giác đều. |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Tiếp tục ôn tập chương III.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Nhắc lại định lí về tổng các góc trong một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (M1)
Câu 2: Bài 70 sgk (M2, M3)
Xem thêm