Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 34 ĐỒ THỊ HÀM SỐ Y=AX
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
– Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
– Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
A. Hoạt động khởi động ( 7 phút) Mục tiêu:Nhớ lại mặt phẳng tọa độ Phương pháp: |
||
– Yêu cầu HS thực hiện bài tập ?1/sgk – Nhận xét và đặt vấn đề: Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số này gọi là đồ thị hàm số |
– HS hoạt động nhóm đôi trong thời gian 5 phút và treo bảng bài tập của 2 nhóm |
Bài ?1/sgk |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Đồ thị hàm số là gì? (7 phút) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số Phương pháp:Hoạt động cá nhân |
||
– Nhấn mạnh: Hàm số được cho bằng bảng có 5 cặp giá trị, tương ứng xác định được 5 điểm trên mp tọa độ. Tập hợp 5 điểm này gọi là đồ thị của hàm số Vậy thế nào là đồ thị hàm số? |
– HS trả lời câu hỏi |
I. Đồ thị hàm số: *Khái niệm: sgk |
Hoạt động 2: (15 phút) Mục tiêu:Biết dạng của đồ thị hàm số vẽ được đồ thị hàm số này Phương pháp:Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm đôi |
||
– Đồ thị hàm số bài ?1/sgk chỉ gồm 5 điểm vậy với những hàm số có vô số các cặp giá trị thì làm thế nào để vẽ được đồ thị hàm số? – Yêu cầu HS tự đọc sgk và làm bài tập ?2/sgk từ đó tự rút ra dạng của đồ thị hàm số – Chốt lại kiến thức dạng của đồ thị
– Chốt lại kiến thức dạng của đồ thị
– Làm thế nào để vẽ đồ thị hàm số
– Chốt lại cách vẽ đồ thị hàm số – Nghiên cứu ví dụ 2/sgk và áp dụng bài tập ?4/sgk (Câu hỏi: Nêu các bước và vẽ đồ thị hàm số ) – Gợi ý làm theo các bước nhấn mạnh mỗi bạn xác định điểm A khác nhau |
– HS hoạt động nhóm đôi trong 8 phút và treo bảng phụ của 2 nhóm lên bảng
– HS trả lời câu hỏi
– HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu sgk và làm bài tập |
II. Đồ thị hàm số Bài ?2/sgk
* Nhận xét: Đồ thị hàm số có dạng là đường thẳng đi qua gốc tọa độ * Cách vẽ: *Áp dụng: Bài ?4/sgk B1: Xác định điểm |
C. Hoạt động luyện tập ( 10 phút) Mục đích: Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số Phương pháp: Hoạt động cá nhân, kiểm tra chéo |
||
– Yêu cầu HS làm bài tập 39/sgk Các HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn |
– HS hoạt động cá nhân, 1 HS làm bài tập trên bảng |
III. Luyện tập Bài 39/sgk |
D. Hoạt động vận dụng ( 4 phút) Mục tiêu:Vận dụng đồ thị hàm số để giải bài tập và giải quyết một số bài toán trong thực tế Phương pháp: Hoạt động nhóm đôi |
||
– Yêu cầu Hs làm bài tập 40/sgk Nhận xét bài HS |
– HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập 40/sgk 2 nhóm trả lời |
Bài 40/sgk a) Khi thì cùng dấu nên đồ thị hàm số nằm ở góc phần tư thứ I và III b) Khi thì khác dấu nên đồ thị hàm số nằm ở góc phần tư thứ II và IV |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) Mục tiêu:Khuyến khích HS tìm tòi mở rộng các vấn đề liên quan đến đồ thị hàm số trong thực tế và trong giải toán Phương pháp: Hoạt động nhóm bốn |
||
– Giao nhiệm vụ tìm hiểu về các dạng khác nhau của đồ thị (đường cong) ứng dụng thực tế của đồ thị hàm số trong các môn học khác. |
– HS trao đổi nhóm bốn |
Bài tập về nhà: – Xem lại kiến thức đã học |
Tiết 35 |
LUYỆN TẬP |
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
– Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
– Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
A. Hoạt động khởi động ( 7 phút) Mục tiêu:Nhớ lại các kiến thức về đồ thị hàm số và đồ thị hàm số Phương pháp:Hoạt động cá nhân, kiểm tra chéo |
||
– Thế nào là đồ thị hàm số? – Dạng của đồ thị hàm số – Các bước vẽ đồ thị hàm số – Chữa bài tập 41/sgk |
– HS trả lời các câu hỏi, 1 HS lên bảng trả lời, các HS khác nhận xét |
I. Chữa bài tập Các điểm thuộc đồ thị hàm số là A, C |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Dạng toán 1: Cho đồ thị hàm số, xác định các yếu tố của hàm số và đọc đồ thị hàm số. (15 phút) Mục tiêu: Biết cách xác định các yếu tố của hàm số khi cho đồ thị hàm số Phương pháp:Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm |
||
– Giới thiệu dạng toán số 1 và đặt câu hỏi + Khi nào thì điểm thuộc đồ thị hàm số + Có đồ thị hàm số biết giá trị x thì làm thế nào để xác định giá trị y và ngược lại – Yêu cầu HS làm bài tập 42/sgk (đưa hình 26 lên máy chiếu) Đặt thêm câu hỏi ý b – tìm hoành đồ và tung độ tương ứng của các điểm đó bằng đồ thị và kiểm tra lại bằng phép tính – Yêu cầu HS làm bài tập 43/sgk, đưa hình lên máy chiếu. Gợi ý: trục số biểu diễn đại lượng nào? Hoành độ, tung độ của mỗi điểm cho biết gì? Đặt thêm câu hỏi: sau 1h đi thì mỗi xe đi được bao nhiêu km? (xác định bằng đồ thị và kiểm tra lại bằng phép tính) |
– HS thảo luận nhóm đôi trong 5 phút tìm câu trả lời
– 2 nhóm HS trả lời – HS hoạt động cá nhân 1 HS lên bảng chữa bài – HS hoạt động nhóm đôi và treo bảng phụ của 2 nhóm lên bảng |
II. Luyện tập 1. Dạng 1: Cho hàm số, xác định các yếu tố và đọc hàm số – Từ giá trị x hạ đường vuông góc cắt đồ thị hàm số tại một điểm, từ điểm đó hạ đường vuông góc trục Oy tại giá trị y tương ứng. Bài 42/sgk a) Vì điểm A thuộc đồ thị hàm số nên b) Hàm số có dạng Với Với Bài 43/sgk a) Tđi bộ = 4h. Tđi xe= 2h b) Sđi bộ = 20km Sđi xe = 30km c) Vđi bộ =20 : 4 = 5 km/h Vđi xe= 30 : 2 = 15 km/h |
Hoạt động 2: Dạng 2: Vẽ đồ thị hàm số (15 phút) Mục tiêu:Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số Phương pháp:Hoạt động cá nhân |
||
– Giới thiệu dạng toán số 2 và yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ đồ thị hàm số
– Yêu cầu HS làm bài tập 44/sgk Nhắc HS chọn giá trị x sao cho giá trị y là số nguyên để dễ vẽ Yêu cầu xác định bằng đồ thị và sử dụng phép tính để kiểm tra lại – Yêu cầu HS làm bài tập 45/sgk |
– HS trả lời câu hỏi – HS hoạt động cá nhân và 1 HS lên bảng làm bài – HS hoạt động cá nhân và kiểm tra chéo bài của bạn
|
2. Dạng 2: Vẽ đồ thị hàm số * Phương pháp: B2: Vẽ đường thẳng OA là đồ thị hàm số Bài 44/sgk
|
C. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) Mục tiêu:Vận dụng đồ thị hàm số giải một số bài toán thực tế trong cuộc sống Phương pháp: Hoạt động nhóm |
||
– Giới thiệu về các đơn vị đo độ dài ở các nước khác trên thế giới – Yêu cầu HS làm bài tập 46/sgk Giới thiệu quy tắc đổi để học sinh kiểm tra lại |
– HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút và trình bày đáp án
|
Bài 46/sgk |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) Mục tiêu:Khuyến khích HS tìm tòi và phát hiện ra các tình huống, bài toán mới liên quan đến đồ thị hàm số Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm |
||
– Giao nhiệm vụ: Tìm các ứng dụng của đồ thị hàm số trong thực tế cuộc sống. – Tìm hiểu đồ thị hàm số có các hình dạng đặc biệt như đường cong |
– HS lắng nghe và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. |
Bài tập về nhà – Xem lại các dạng toán đã học – Làm bài tập47 (sgk); 56; 57; 58 (sbt), phần câu hỏi ôn tập chương – Ôn tập lý thuyết chuẩn bị ôn tập chương |
Xem thêm