Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§1. KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
|
I. MỤC TIÊU:
– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
– Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng các công thức tổng quát, giải quyết các bài toán thực tế, tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
1. Biểu thức đại số |
Biết nhận ra biểu thức đại số. |
Tìm được vdụ về biểu thức đại số. |
Viết được biểu thức đại số |
|
III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:
* Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra chương III (3′).
A. KHỞI ĐỘNG
*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
GV: Trong chương này ta sẽ nghiên cứu một số nội dung sau. – Khái niệm về biểu thức đại số. – Giá trị của một biểu thức đại số. – Đơn thức. – Đa thức. – Các phép tính cộng, trừ, đơn thức, đa thức, nhân đơn thức. – Nghiệm của đa thức. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
|||||
Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức. (8′) (1) Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức về biểu thức. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
||||||||
1. Nhắc lại về biểu thức 8 – 4 + 2; 3 . 2 : 7 25 . 72 : 3; 2 . (3 + 2) : 4 Là những biểu thức số. Ví dụ: Biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2.(5 + 8) (cm) ?1 3.(3 + 2) (cm2) |
GV: Cho các số 5; 7; 3; 9 đặt các dấu của các phép toán thì ta được các biểu thức số, hãy lấy ví dụ về biểu thức. GV: Yêu cầu học sinh làm ví dụ Sgk/24. GV: Yêu cầu học sinh làm ?1 |
HS: 3 học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ. HS: 1 học sinh đọc ví dụ. Học sinh cả lớp làm bài. HS: Lên bảng làm. |
Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học. |
|||||
Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số. (22′) (1) Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
||||||||
2. K/niệm về biểu thức đại số Bài toán: (Sgk/24) Chu vi hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 và a là: 2.(5 + a)
?2 Gọi a là chiều rộng củaHCN Chiều dài của HCN là: a + 2 (cm) Biểu thức biểu thị diện tích: a(a + 2) (cm2)
?3 a) Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h là: 30.x (km) b) Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5x + 35y (km) Chú ý: (Sgk/25)
|
GV: Nêu bài toán, yêu cầu Hs đọc đề bài sgk. GV: ở b.toán trên người ta dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó. H: Bằng cách làm tương tự hãy viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật ở bài toán trên. GV: Yêu cầu học sinh làm ?2 GV: Giới thiệu những biểu thức a + 2; a(a + 2) là những b.thức đại số. GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu ví dụ trong Sgk/25 H: Hãy cho các ví dụ về biểu thức đại số? GV: Gọi học sinh làm ?3 GV: Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến) H: Tìm các biến trong các biểu thức trên? GV: Yêu cầu học sinh đọc chú ý Sgk/25. |
HS: Đọc bài toán và làm bài.
HS: Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
HS: 2 học sinh lên bảng viết, mỗi học sinh viết 2 ví dụ về biểu thức đại số. HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn. HS: 2 học sinh lên bảng làm bài.
HS: Đứng tại chỗ trả lời. HS: Đọc chú ý Sgk |
Năng lực tự học và tính toán.
|
|||||
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (10’)
(1) Mục tiêu: Biết biểu diễn một biểu thức đại số qua bài toán bằng lời.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Bài 1. Sgk/26 a) x + y b) x.y c) (x + y)(x – y) Bài 2. Sgk/26 Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao h là: |
Gv: Hệ thống lại bài, cho Hs nhắc lại BTĐS: Những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các ký hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả chữ đại diện là các biểu thức đại số GV: Tổ chức cho Hs làm bài tập 1; 2 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 2 Sgk/26
|
Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, giao tiếp, hợp tác.
|
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
– Nắm được khái niệm thế nào là biểu thức đại số
– Làm bài tập 4; 5 sgk/26; 1; 2; 3; 4 SBT/9
– Xem trước bài mới “Giá trị của một biểu thức đại số”.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1: Làm bài tập 1 (MĐ1).
Câu 2: Làm bài tập 2 (MĐ2, 3).
Xem thêm