Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 6. TAM GIÁC CÂN
I- MỤC TIÊU
– Năng lực chung: tự học, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giao tiếp, sử dụng công cụ và ngôn ngữ
– Năng lực chuyên biệt: vẽ và c/m tam giác cân.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước kẻ, com pa, phấn màu, SGK
2. Học sinh : Thước kẻ, com pa, SGK
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của các câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Tam giác cân |
Nêu được định nghĩa, tính chất tam giác cân, vuông cân, tam giác đều. |
Tìm được các tam giác cân. Kể được các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của tam giác cân. |
c/m được hai góc ở đáy của tam giác cân bằng nhau. Tính được số đo mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân. |
Vẽ được tam giác đều. Giải thích và tính được số đo các góc của tam giác đều. |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề
– Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về các tam giác đặc biệt
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, …
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
– Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK.
– Sản phẩm:Kể các tam giác đặc biệt
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Kể tên các dạng tam giác mà các em đã học – Nêu đặc điểm của các tam giác đó – Các tam giác các em vừa kể chỉ liên quan đến góc ? Nếu tam giác có 2 hoặc 3 cạnh bằng nhau được gọi là tam giác gì ? Hôm nay ta sẽ tìm hiểu các tam giác đó. |
Tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù. Tam giác vuông có 1 góc vuông Tam giác nhọn có 3 góc đều nhọn Tam giác tù có một góc tù Suy nghĩ trả lời câu hỏi |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Định nghĩa
– Mục tiêu: Nhớ định nghĩa tam giác cân
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, …
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
– Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Định nghĩa và các yếu tố của tam giác cân, vẽ tam giác cân
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Vẽ DABC có AB = AC. + Giáo viên: Giới thiệu tam giác cân + Thế nào là tam giác cân? + Giáo viên: Giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, góc đáy, góc đỉnh. + HS trả lời miệng ?1 GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Hướng dẫn HS cách vẽ tam giác cân bằng thước và compa.
|
1. Định nghĩa: (SGK) AB = AC => ABC cân tại A AB, AC: 2 cạnh bên; BC: Cạnh đáy : góc ở đỉnh : hai góc ở đáy ?1 – Tam giác ABC cân tại A có các cạnh bên là AB, AC; cạnh đáy là BC; góc ở đáy là B và C, góc ở đỉnh là A – Tam giác ADE cân tại A có các cạnh bên là AD, AE; cạnh đáy là DE; góc ở đáy là D và E, góc ở đỉnh là A – Tam giác ACH cân tại A có các cạnh bên là AH, AC; cạnh đáy là HC; góc ở đáy là H và C, góc ở đỉnh là A |
Hoạt động 3: Tính chất
– Mục tiêu: Thuộc tính chất của tam giác cân và định nghĩa tam giác vuông cân
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, …
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi.
– Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, thước thẳng.
– Sản phẩm: c/m tính chất tam giác cân, định nghĩa tam giác vuông cân
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Làm ?2 => Tam giác cân có tính chất gì ? – Điều ngược lại tam giác có 2 góc bằng nhau là tam giác gì ? + GV: Vẽ hình 114 SGK và giới thiệu DABC tam giác vuông cân. + Thế nào là tam giác vuông cân ? + Làm ?3 HS thực hiện GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
|
2. Tính chaát ?2 Giải Xét ABD và ACD có: AB = AC (gt); (AD phân giác) AD chung => ABD = ACD (c-g-c) => (2 góc tương ứng). Định Lí 1: SGK/126 * Định Lí 2: SGK/126 * Định nghĩa tam giác vuông cân ABC, = 900, AB = AC => ABC là tam giác vuông cân tại A ?3 = 450 |
Hoạt Động 4: Tam giác đều
– Mục tiêu: Biết định nghĩa tam giác đều
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, …
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
– Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Định nghĩa và tính chất tam giác đều
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Quan sát hình 115 sgk, GV giới thiệu đó là tam giác đều. + Thế nào là tam giác đều ? + Làm ?4 HS thực hiện, GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: + Hướng dẫn cách vẽ tam giác đều. + Nêu hệ quả |
3. Tam giác đều -Định nghĩa: SGK ABC, AB = BC = CA =>ABC là tam giác đều = 600 Hệ quả: SGK/127
|
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (kết hợp trong bài)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Học định nghĩa, tính chất tam giác cân, tam giác đều.
– Làm bài tập: 46, 47, 48, 49 (SGK).
* CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
Câu 1: Nhắc lại định nghĩa, tính chất tam giác cân, vuông cân, tam giác đều. (M1)
Câu 2: Có mấy cách chứng minh tam giác cân, tam giác đều ? là những cách nào ? (M2)
Câu 3: Bài 47 sgk (M3)
Xem thêm