Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Tóm tắt tài liệu
Bộ 8 đề thi trắc nghiệm và tự luận ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7
ĐỀ 1:
I. Lý thuyết(2đ)
Câu 1: (1đ) Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Hãy cho ví dụ về hai đơn thức đồng dạng.
Câu 2: (1đ) Hãy nêu định lí về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác.
Vẽ hình và ghi giả thiết – kết luận nội dung định lí đó.
II. Bài tập (8đ)
Bài 1: (1đ) Số điểm kiểm tra học kỳ II môn Tin học của một nhóm 20 học sinh được ghi lại như sau:
9 |
3 |
5 |
7 |
3 |
9 |
7 |
8 |
10 |
9 |
7 |
5 |
9 |
3 |
6 |
6 |
8 |
9 |
10 |
4 |
a) Lập bảng tần số
b) Tìm số trung bình cộng.
Bài 2: (1đ) Tính giá trị của biểu thức x2 – 2x +1 tại x = -1 và tại x=1
Bài 3: ( 2đ) Cho P(x) = 4x2 – 4 +3x3 +2x +x5 và Q(x) = 3x – 2x3+4 – x4 +x5
a) Sắp xếp hai đa thức theo lũy thừa giảm của biến.
b) Tính P(x) + Q(x)
Bài 4: (1đ) Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 4
Bài 5: (3đ) Cho \(\Delta ABC\)vuông tại A ; BD là tia phân giác góc B(\(D \in AC\)). Kẻ \(DE \bot BC(E \in BC)\). Gọi F là giao điểm của BA và ED. Chứng minh rằng:
a)\(\Delta ABD = \Delta EBD.\)
b) DF = DC.
c) AD < DC.
ĐỀ 2:
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức – 3xy2
A. – 3x2y
B. (- 3xy)y
C. -3(xy)2
D. – 3xy
Câu 2: Đơn thức \( – \frac{1}{3}{y^2}{z^4}9{x^3}y\)có bậc là:
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
Câu 3: Bậc của đa thức Q = x3 – 7x4y+xy3 – 11
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 4: Giá trị x = 2 là nghiệm của đa thức:
A. f(x) = 2+x
B. f(x) = x2 – 2
C. f(x) = x(x+2)
D. f(x) = x(x – 2)
Câu 5: Kết quả phép tính – 5x2y5 – x2y5+2x2y5
A. -3x2y5
B. 8 x2y5
C. 4 x2y5
D. – 4 x2y5
Câu 6. Giá trị biểu thức 3x2y + 3y2x tại x= – 2 và y = -1 là:
A. 12
B. -9
C. 18
D. -18
Câu 7. Thu gọn đơn thức P =x3y – 5xy3 +2x3y + 5xy3 bằng:
A. 3x3y
B. – x3y
C. x3y + 10xy3
D. 3x3y – 10xy3
Câu 8. Số nào sau đây là nghiệm của đa thức \(f(x) = \frac{2}{3}x + 1:\)
A. \(\frac{2}{3}\)
B. \(\frac{3}{2}\)
C. \( – \frac{3}{2}\)
D. \( – \frac{2}{3}\)
Câu 9: Đa thức g(x) = x2+1
A. Không có nghiệm
B. Có nghiệm là -1
C. Có nghiệm là 1
D. Có 2 nghiệm
Câu 10: Đọ dài hai cạnh góc vuông liên tiếp lần lượt là 3cm và 4cm thì độ dài cạnh huyền là:
A.5
B. 7
C. 6
D. 14
Câu 11: Tam giác có một góc 600 thì với điều kiện nào thì trở thành tam giác đều :
A. hai cạnh bằng nhau
B. ba góc nhọn
C.hai góc nhọn
D. một cạnh đáy
Câu 12: Nếu AM là đường trung tuyến và G là trọng tâm của tam giác ABC thì :
A. AM= AB
B. \(AG = \frac{2}{3}AM\)
C. \(AG = \frac{3}{4}AB\)
D. AM= AG
II. Tự luận
Câu 1:( 1,5 điểm). Điểm thi đua trong các tháng của 1 năm học của lớp 7A được liệt kê trong bảng sau:
Tháng |
9 |
10 |
11 |
12 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
80 |
90 |
70 |
80 |
80 |
90 |
80 |
70 |
80 |
a) Dấu hiệu là gì?
b) Lập bảng tần số. Tìm mốt của dấu hiệu.
c) Tính điểm trung bình thi đua của lớp 7A.
Câu 2: (1,5 điểm) Cho hai đa thức P(x) = 5x3 – 3x +7 – x và Q(x) = – 5x3+2x – 3+2x – x2 -2
a) Thu gọn hai đa thức P(x) và Q(x).Tìm đa thức M(x) = P(x) + Q(x) và N(x) = P(x) – Q(x)
b) Tìm nghiệm của đa thức M(x).
Câu 3: (3,0 điểm). Cho ABC có AB = 3 cm; AC = 4 cm; BC = 5 cm.
a) Chứng tỏ tam giác ABC vuông tại A.
b) Phân giác BD (D thuộc AC), từ D vẽ \(DE \bot BC(E \in BC)\). Chứng minh DA= DE
c) ED cắt AB tại F. Chứng minh \(\Delta ADF = \Delta EDC\) rồi suy ra DF>DE.
Câu 4(1,0 điểm): Tìm \(n \in \mathbb{Z}\)sao cho \(2n – 3 \vdots n + 1\)
ĐỀ 3:
A. Phần trắc nghiệm: (3đ)
I. Chọn phương án trả lời đúng nhất của mỗi câu và ghi vào giấy thi:
Câu 1: Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức – 3x2y3
a/ -3x3y2
b/ -3(xy)2
c/ 3x3y3
d/ 3xy3x
Câu 2: \(x = \frac{{ – 1}}{2}\) à nghiệm của đa thức nào ?
a/ x + 2
b/ 2x + 1
c/ x – 2
d/ 2x – 1
Câu 3: Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có AB = 6 cm; BC = 10cm thì độ dài cạnh AC là:
a/ 4cm
b/ 8cm
c/ 16cm
d/ \(\sqrt {136} \)cm
Câu 4: Cho tam giác ABC có AB = 8 cm; AC = 4cm. Hỏi cạnh BC có thể nhận độ dài nào dưới đây:
a/ 12cm
b/ 13cm
c/ 9cm
d/ 4cm
Câu 5: G là trọng tâm \(\Delta ABC\)có đường trung tuyến AM= 12cm. Khẳng định đúng:
a/ GA= 6cm
b/ GM= 4cm
c/ GA= 4cm
d/ GM= 6cm
Câu 6: Nếu tam giác DEF có góc E bằng 500 và góc F bằng 700 thì
a/ DE<EF<DF
b/ EF<DE<DF
c/ DF<EF<DE
d/ EF<DF<DE
Câu 7: Tích của 2 đơn thức: -2xy và \(\frac{1}{2}{x^2}\)là:
a/ 4x3y
b/ – x3y
c/ x3y
d/ -4x3y
Câu 8: Trong các biểu thức sau biểu thức nào là đơn thức:
a/ 2x +1
b/ 2x – 1
c/ \(\frac{1}{2}x\)
d/ \(\frac{1}{2}x(2x – 1)\)
II. Trong các câu sau , câu nào đúng? câu nào sai?
a / Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất của đa thức đó.
b/ Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh
huyền.
c/ Trong hai đường xiên, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
d/ Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.
B. Tự luận:(7,0đ)
Bài 1 (2,0đ): Một giáo viên theo dõi thời gian làm một bài tập (thời gian tính theo phút ) của 30 học sinh (em nào cũng làm được) và ghi lại như sau:
10 |
5 |
3 |
2 |
5 |
7 |
1 |
9 |
10 |
5 |
3 |
4 |
6 |
7 |
1 |
5 |
5 |
4 |
5 |
3 |
5 |
1 |
2 |
7 |
8 |
5 |
4 |
3 |
8 |
7 |
a/ Dấu hiệu ở đây là gì?
b/ Lập bảng tần số.
c/ Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 2( 1,5đ): Cho đa thức: M(x) = x2 – 2x3 +x+5
N(x) = 2x3 – x – 6
a/ Tính M (2)
b/ Tìm đa thức A(x) sao cho A(x) = M (x) + N (x)
c/ Tìm nghiệm của đa thức A(x)
Bài 3 (3,0): Cho \(\Delta ABC\)cân tại A, trên cạnh BC lấy điểm D và E sao cho BD= CE ( D nằm giữa B và E)
a/ Chứng minh: \(\Delta ABD = \Delta ACE\)
b/ Kẻ \(DM \bot AB(M \in AB)\) và \(EN \bot AC(N \in AC).\)Chứng minh: AM= AN
c/ Gọi K là giao điểm của đường thẳng DM và đường thẳng EN và \(\widehat {BAC} = {120^0}\). Chứng minh \(\Delta DKE\) đều.
Bài 4: Cho \(x,y,z \ne 0\)và x – y – z =0 Tính giá trị của biểu thức: \(B = (1 – \frac{z}{x})(1 – \frac{x}{y})(1 + \frac{y}{z})\)
Đề 4:
Bài 1(2đ) Cho bảng sau
Thống kê điểm số trong hội thi “ Giải toán trên Internet – ViOlympic |
|
||||||||||
Điểm số (x) |
100 |
120 |
15 |
180 |
200 |
220 |
240 |
260 |
280 |
300 |
|
Tần số(n) |
2 |
3 |
4 |
5 |
14 |
22 |
20 |
15 |
10 |
5 |
N=100 |
Xem thêm