Trắc nghiệm Toán 3 Bài 42: Ôn tập biểu thức số
Câu 1: 41 × 5 – 100 …. 20 + 40 × 2
Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. >
B. <
C. =
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
41 × 5 – 100 = 205 – 100 = 105
20 + 40 × 2 = 20 + 80 = 100
Vì 105 > 100 nên 41 × 5 – 100 > 20 + 40 × 2
Câu 2: Giá trị của biểu thức 30 + 60 × 2 là bao nhiêu?
A. 90
B. 120
C. 150
D. 180
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
30 + 60 × 2 = 30 + 120 = 150
Vậy giá trị của biểu thức đã cho là 150.
Câu 3: Cho biểu thức: 15 + 21 : 3
Giá trị của biểu thức đã cho là bao nhiêu?
A. 22
B. 21
C. 20
D. 12
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
15 + 21 : 3 = 15 + 7 = 22
Vậy giá trị của biểu thức đã cho là: 22
Câu 4: Cho biểu thức (33 + 9) : 3, giá trị của biểu thức đã cho là số nào trong các số sau đây?
A. 36
B. 32
C. 14
D. 12
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
(33 + 9) : 3 = 42 : 3 = 14
Vậy giá trị của biểu thức đã cho là: 14
Câu 5: Biểu thức 125 − (17 − 7) có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 101
B. 110
C. 115
D. 151
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: 125 − (17 − 7) = 125 – 10 = 115
Câu 6: Giá trị của biểu thức (2 + 21) × 8 là bao nhiêu?
A. 184
B. 148
C. 296
D. 269
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
(2 + 21) × 8 = 23 × 8 = 184
Câu 7: Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nào trước?
A. Phép nhân, chia
B. Phép cộng, trừ
C. Phép nhân, cộng
D. Phép trừ, chia
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Câu 8: Khi lấy tổng của 387 và 45 rồi bớt đi 80 thì ta viết được biểu thức nào dưới đây?
A. 387 – 45 + 80
B. 387 – 45 – 80
C. 387 + 45 – 80
D. 387 + 45 + 80
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Khi lấy tổng của 387 và 45 rồi bớt đi 80 thì ta viết được biểu thức: 387 + 45 − 80.