Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Bài tập trắc nghiệm về phép biến đổi đồ thị có đáp án và lời giải
Câu 1. Cho hàm số f(x) = x2 – 2x + 3 có dồ thị (C). Tịnh tiến (C) sang phải 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. y = x2 + 2x + 11
B. y = x2 – 6x + 11
C. y = x2 – 2x + 5
D. y = x2 – 2x + 1
Lời giải
Chọn B.
Khi tịnh tiến đồ thị (C) sang phải 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x – 2) = (x – 2)2 – 2(x – 2) + 3 = x2 – 6x + 11
Câu 2. Cho hàm số f(x) = x3 + x – 1 có đồ thị (C). Tịnh tiến (C) sang trái 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. y = x3 + 3x2 + 4x + 1
B. y = x3 + x
C. y = x3 – 3x2 + 4x – 3
D. y = x3 + x – 2
Lời giải
Chọn A
Khi tịnh tiến đồ thị (C) sang trái 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f( x+ 1) = (x + 1)3 + ( x+ 1) – 1
= x3 + 3x2 + 4x + 1
Câu 3. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{x + 2}}{{2x – 1}}\] có đồ thị (C). Tịnh tiến (C) lên trên 3 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. \[y = \frac{{x + 5}}{{2x + 5}}\]
B. \[y = \frac{{5 – 5x}}{{2x – 1}}\]
C. \[y = \frac{{x – 1}}{{2x – 7}}\]
D. \[y = \frac{{7x – 1}}{{2x – 1}}\]
Lời giải
Chọn D
Khi tịnh tiến đồ thị (C) lên trên 3 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x + 3) = \[\frac{{x + 2}}{{2x – 1}} + 3 = \frac{{7x – 1}}{{2x – 1}}\]
Câu 4. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{{x^2} + 3}}{{1 – x}}\] có đồ thị (C). Tịnh tiến (C) xuống dưới 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. \[y = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{1 – x}}\]
B. \[y = \frac{{{x^2} – 2x + 5}}{{1 – x}}\]
C. \[y = \frac{{{x^2} + 4x + 7}}{{1 + x}}\]
D. \[y = \frac{{{x^2} – 4x + 7}}{{3 – x}}\]
Lời giải
Chọn A
Khi tịnh tiến đồ thị (C) xuống dưới 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x) – 2 = \[\frac{{{x^2} + 3}}{{1 – x}}\]\[ = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{1 – x}}\]
Câu 5. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{x – 2}}{{x – 1}}\]có đồ thị (C). Tịnh tiến (C) sang trái 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. \[y = \frac{{x – 3}}{{x – 2}}\]
B. \[y = 1 – \frac{1}{x}\]
C. \[y = \frac{{2x – 3}}{{x – 1}}\]
D. \[y = \frac{{ – 1}}{{x – 1}}\]
Lời giải
Chọn B
Khi tịnh tiến đồ thị (C) sang trái 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x + 1) = \[\frac{{\left( {x + 1} \right) – 2}}{{\left( {x + 1} \right) – 1}} = \frac{{x – 1}}{x} = 1 – \frac{1}{x}\]
Câu 6. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{ – {x^2} + x – 2}}{{x – 1}}\]có đồ thị (C). Tịnh tiến (C) sang phải 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. \[y = \frac{{ – {x^2} – x}}{{x – 1}}\]
B. \[y = \frac{{ – {x^2} – 3x – 8}}{{1 + x}}\]
C. \[y = \frac{{ – {x^2} + 5x – 8}}{{x – 3}}\]
D. \[y = \frac{{ – {x^2} + 3x – 4}}{{x – 1}}\]
Lời giải
Chọn C
Khi tịnh tiến đồ thị (C) sang phải 2 đơn vị ta được đồ thị hàm số
Y = f(x – 2) = \[\frac{{ – {{\left( {x – 2} \right)}^2} + (x – 2) – 2}}{{\left( {x – 2} \right) – 1}} = \frac{{ – {x^2} + 5x – 8}}{{x – 3}}\]
Câu 7. Cho hàm f(x) = x4 + 5x2 – 10 có đồ thị (C) . Tịnh tiến (C) lên trên 4 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. y = x4 + 5x2 – 14
B. y = x4 + 5x2 – 6
C. y = x4 + 16x3 + 101x2 + 296x + 326
D. y = x4 – 16x3 + 101x2 – 296x + 326
Lời giải
Chọn B
Khi tịnh tiến đồ thị (C) lên trên 4 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x) + 4 = x4 + 5x2 – 10 + 4 = x4 + 5x2 – 6
Câu 8. Cho hàm số f(x) = – 2x3 + x + 1 có đồ thị (C) .Tịnh tiến (C) xuống dưới 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
A. y = – 2x3 + 6x2 – 5x + 2
B. y = – 2x3 + x
C. y = -2x3 + x + 2
D. y = – ( 2x3 + 6x2 + 5x + 2)
Lời giải
Chọn B
Khi tịnh tiến đồ thị (C) xuống dưới 1 đơn vị ta được đồ thị hàm số
y = f(x) – 1 = – 2x3 + x + 1 – 1 = – 2x3 + x
Câu 9. Cho hàm số f(x) = x3 – 3x + 2 có đồ thị được vẽ bằng đường nét đứt như hình vẽ. Hỏi đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. y = x3 – 3x – 1
B. y = x3 – 3x
C. y = x3 – 9x2 + 24x – 19
D. y = x3 – 3x + 1
Lời giải
Chọn A
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số
f(x) = x3 – 3x + 2 xuống dưới 3 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số y = f(x) – 3 = x3 – 3x + 2 – 3 = x3 – 3x – 1
Câu 10. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{x + 1}}{{x – 1}}\] có đồ thị (C) cho bởi Hình 1. Hỏi đồ thị ở Hình 2 là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. \[y = \frac{{x – 1}}{{x – 3}}\]
B. \[y = \frac{{3x – 1}}{{x – 1}}\]
C. \[y = \frac{{ – x + 3}}{{x – 1}}\]
D. \[y = \frac{{x + 1}}{{x – 1}} + 2\]
Lời giải
Chọn C
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số
f(x) = \[\frac{{x + 1}}{{x – 1}}\] xuống dưới 2 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số y = f(x) – 2 = \[\frac{{x + 1}}{{x – 1}}\] – 2 = \[\frac{{ – x + 3}}{{x – 1}}\]
Câu 11. Cho hàm số f(x) = – x4 + 3x2 + 2 có đồ thị (C) được vẽ bằng đường nét đứt như hình vẽ. Hỏi đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. y = -x4 + 3x2 – 1
B. y = – (x – 1)4 + 3(x – 1)2 + 2
C. y = – x4 + 3x2 + 1
D. y = -x4 + 3x2 + 3
Lời giải
Chọn D
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số f(x) = – x4 + 3x2 + 2 lên trên 1 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số y = f(x) + 1= – x4 + 3x2 + 2 + 1 = – x4 + 3x2 + 3
Câu 12. Cho hàm số f(x) = – x3 + 3x có đồ thị (C) được vẽ bằng đường nét đứt như hình vẽ. Hỏi đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. y = – x3 + 6x2 – 9x + 2
B. y = – x3 + 3x2 – 2
C. y = – x3 – 3x2 + 2
D. y = – x3 + 3x + 2
Lời giải
Chọn C
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số
f(x) = – x3 + 3x sang trái 1 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số y = f(x + 1) = – (x + 1)3 + 3(x +1) = – x3 – 3x2 + 2
Câu 13. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{x – 2}}{{x – 1}}\] có đồ thị (C) được vẽ bằng đường nét đứt như hình vẽ. Hỏi đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. \[y = \frac{x}{{x + 1}}\]
B. \[y = \frac{{3x + 2}}{{x + 1}}\]
C. \[y = \frac{{x – 4}}{{x – 3}}\]
D. \[y = – \frac{{x + 2}}{{x + 1}}\]
Lời giải
Chọn A
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị (C) sang trái 2 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số y = f(x + 2) = \[\frac{{\left( {x + 2} \right) – 2}}{{\left( {x + 2} \right) – 1}} = \frac{x}{{x + 1}}\]
Câu 14. Cho hàm số f(x) = \[\frac{{{x^4}}}{4} – 2{x^2}\]có đồ thị (C) được vẽ bằng đường nét đứt như hình vẽ. Hỏi đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số nào trong các phương án A, B, C, D dưới đây?
A. y = \[\frac{{{{\left( {x – 2} \right)}^4}}}{4} – 2{(x – 2)^2}\]
B. \[y = \frac{{{{\left( {x + 2} \right)}^4}}}{4} – 2{(x + 2)^2}\]
C. \[y = \frac{{{x^4}}}{4} – 2{x^2} + 2\]
D. \[y = \frac{{{{\left( {x – 2} \right)}^4}}}{4} – 2{x^2} – 2\]
Lời giải
Chọn A
Nhìn hình vẽ ta có đồ thị hàm số cần tìm có được bằng cách tịnh tiến đồ thị (C) sang phải 2 đơn vị. Vậy đồ thị được vẽ bằng đường nét liền là đồ thị hàm số
y = f(x – 2) = \[\frac{{{{\left( {x – 2} \right)}^4}}}{4} – 2{(x – 2)^2}\]
Xem thêm