Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Phân loại và phương pháp giải bài tập đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, quan hệ song song
Chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hẹ song song
Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
A. Lý thuyết
1. Mở đầu về hình học không gian
Hình học không gian có các đối tượng cơ bản là điểm, đường thẳng và mặt phẳng.
Quan hệ thuộc: Trong không gian:
a. Với một điểm A và một đường thẳng d có thể xảy ra hai trường hợp:
– Điểm A thuộc đường thẳng D, kí hiệu \(A \in d\).
– Điểm A không thuộc đường thẳng, kí hiệu \(A \notin d\).
b. Với một điểm A và một mặt phẳng (P) có thể xảy ra hai trường hợp:
– Điểm A thuộc mặt thẳng (P), kí hiệu \(A \in (P)\).
– Điểm A không thuộc đường thẳng, kí hiệu \(A \notin (P)\).
2. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian
Tính chất thừa nhận 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Tính chất thừa nhận 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
Tính chất thừa nhận 3: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Tính chất thừa nhận 4: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Tính chất thừa nhận 5: Trong mỗi mặt phẳng, các kết đã biết của hình học phẳng đều đúng.
Định lí: Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
3. Điều kiện xác định mặt phẳng
Có bốn cách xác định trong một mặt phẳng:
Cách 1: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng của mặt phẳng, kí hiệu (ABC).
Cách 2: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng d và một điểm A không thuộc d, kí hiệu (A;d).
Cách 3: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b cắt nhau, kí hiệu (a,b)
Cách 4: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a, b song song, kí hiệu (a,b).
4. Hình chóp và tứ diện
Định nghĩa: Cho đa giác \({A_1}{A_2} \ldots {A_n}\) và cho điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối \(S\) với các đỉnh \({A_1},{A_2}, \ldots ,{A_n}\) ta được n miền đa giác \(S{A_1}{A_2},S{A_2}{A_3}, \ldots ,S{A_{n – 1}}{A_n}\).
Hình gồm n tam giác đó và đa giác \({A_1}{A_2}{A_3} \ldots {A_n}\) được gọi là hình chóp \(S.{A_1}{A_2}{A_3} \ldots {A_n}\).
Trong đó:
– Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp.
– Đa giác \({A_1}{A_2} \ldots {A_n}\) gọi là mặt đáy của hình chóp.
– Các đoạn thẳng \({A_1}{A_2},{A_2}{A_3}, \ldots ,{A_{n – 1}}{A_n}\) gọi là các cạnh đáy của hình chóp.
– Các đoạn thẳng \(S{A_1},S{A_2}, \ldots ,S{A_n}\) gọi là các cạnh bên của hình chóp.
– Các miền tam giác \(S{A_1}{A_2},S{A_2}{A_3}, \ldots ,S{A_{n – 1}}{A_n}\) gọi là các mặt bên của hình chóp.
Nếu đáy của hình chóp là một miền tam giác, tứ giác, ngũ giác, … thì hình chóp tương ứng gọi là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác, …
Chú ý
a. Hình chóp tam giác còn được gọi là hình tứ diện.
b. Hình tứ diện có bốn mặt là những tam giác đều hay có tất cả các cạnh bằng nhau được gọi là hình tứ diện đều.
B. Phân loại và phương pháp giải bài tập
Dạng 1: Dạng toán lý thuyết
1. Phương pháp
2. Các ví dụ rèn luyện kĩ năng
3. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Qua 2 điểm phân biệt có duy nhất một mặt phẳng.
B. Qua 3 điểm phân biệt bất kì có duy nhất một mặt phẳng.
C. Qua 3 điểm không thẳng hàng có duy nhất một mặt phẳng.
D. Qua 4 điểm phân biệt bất kì có duy nhất một mặt phẳng.
Lời giải
Chọn C
– A sai. Qua 2 điểm phân biệt, tạo được 1 đường thẳng, khi đó chưa đủ điều kiện để lập một mặt phẳng xác định. Có vô số mặt phẳng đi qua 2 điểm đã cho.
– B sai. Trong trường hợp 3 điểm phân biệt thẳng hàng thì chỉ tạo được đường thẳng, khi đó có vô số mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt thẳng hàng.
– D sai. Trong trường hợp 4 điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua 4 điểm đó hoặc trong trường hợp 4 điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả 4 điểm.
Câu 2: Trong không gian, cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
A. 6 .
B. 4 .
C. 3 .
D. 2 .
Lời giải
Chọn B
Với 3 điểm phân biệt không thẳng hàng, ta luôn tạo được 1 mặt phẳng xác định.
Khi đó, với 4 điểm không đồng phẳng ta tạo được tối đa \(C_4^3 = 4\) mặt phẳng.
Câu 3: Trong mặt phẳng \((\alpha )\), cho 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Điểm S không thuộc mặt phẳng \((\alpha )\). Có mấy mặt phẳng tạo bởi S và 2 trong 4 điểm nói trên?
A. 4 .
B. 5 .
C. 6 .
D. 8 .
Lời giải
Chon C
Với điểm S không thuộc mặt phẳng \((\alpha )\) và 4 điểm A, B, C, D thuộc mặt phẳng \((\alpha )\), ta có \(C_4^2\) cách chọn 2 trong 4 điểm A, B, C, D cùng với điểm S lập thành 1 mặt phẳng xác định. Vậy số mặt phẳng tạo được là 6 .
Câu 4: Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có 4 điểm nào đồng phẳng. Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng tạo bởi 3 trong 5 điểm đã cho?
A. 10 .
B. 12 .
C. 8 .
D. 14 .
Lời giải
Chọn A
Với 3 điểm phân biệt không thẳng hàng, ta luôn tạo được 1 mặt phẳng xác định.
Ta có \(C_5^3\) cách chọn 3 điểm trong 5 điểm đã cho để tạo được 1 mặt phẳng xác định. Số mặt phẳng tạo được là 10 .
Câu 5: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
A. Ba điểm phân biệt.
B. Một điểm và một đường thẳng.
C. Hai đường thẳng cắt nhau .
D. Bốn điểm phân biệt.
Lời giải
Chọn C
– A sai. Trong trường hợp 3 điểm phân biệt thẳng hàng thì sẽ có vô số mặt phẳng chứa 3 điểm thẳng hàng đã cho.
– B sai. Trong trường hợp điểm thuộc đường thẳng đã cho, khi đó ta chỉ có 1 đường thẳng, có vô số mặt phẳng đi qua đường thẳng đó.
– D sai. Trong trường hợp 4 điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua 4 điểm đó hoặc trong trường hợp 4 điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả 4 điểm.
Câu 6: Cho tứ giác A B C D. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các định của tứ giác A B C D ?
A. 1 .
B. 2 .
C. 3 .
D. 0 .
Lời giải
Chọn A
4 điểm A, B, C, D tạo thành 1 tứ giác, khi đó 4 điểm A, B, C, D đã đồng phẳng và tạo thành 1 mặt phẳng duy nhất là mặt phẳng (ABCD).
Câu 7: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Nếu 3 điểm A, B, C là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng (P) và (Q) thì A, B, C thẳng hàng.
B. Nếu A, B, C thẳng hàng và (P),(Q) có điểm chung là A thì B, C cũng là 2 điểm chung của (P) và (Q).
C. Nếu 3 điểm A, B, C là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng (P) và (Q) phân biệt thì A, B, C không thẳng hàng.
D. Nếu A, B, C thẳng hàng và A, B là 2 điểm chung của (P) và (Q) thì C cũng là điểm chung của (P) và (Q)
Lời giải
Chọn D
Hai mặt phẳng phân biệt không song song với nhau thì chúng có duy nhất một giao tuyến.
– A sai. Nếu (P) và (Q) trùng nhau thì 2 mặt phẳng có vô số điểm chung. Khi đó, chưa đủ điều kiện để kết luận A, B, C thằng hàng.
– B sai. Có vô số đường thẳng đi qua A, khi đó B, C chưa chắc đã thuộc giao tuyến của (P) và (Q).
– C sai. Hai mặt phẳng (P) và (Q) phân biệt giao nhau tại 1 giao tuyến duy nhất, nếu 3 điểm A, B, C là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng thì A, B, C cùng thuộc giao tuyến.
Câu 8: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?
A. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung khác nữa.
B. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
C. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
D. Hai mặt phẳng cùng đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng thì hai mặt phẳng đó trùng nhau.
Lời giải
Chọn B
Nếu 2 mặt phẳng trùng nhau, khi đó 2 mặt phẳng có vô số điểm chung và chung nhau vô số đường thẳng.
Câu 9: Cho 3 đường thẳng \({d_1},{d_2},{d_3}\) không cùng thuộc một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. 3 đường thẳng trên đồng quy.
B. 3 đường thẳng trên trùng nhau .
C. 3 đường thẳng trên chứa 3 cạnh của một tam giác.
D. Các khẳng định ở A,B,C đều sai.
Lời giải
Chọn A
– B sai. Nếu 3 đường thẳng trùng nhau thì chúng sẽ cùng thuộc 1 mặt phẳng.
– C sai. Nếu 3 đường thẳng trên chứa 3 cạnh của một tam giác khi đó sẽ tạo được 3 điểm phân biệt không thẳng hàng (là 3 đỉnh của tam giác), chúng lập thành 1 mặt phẳng xác định, 3 đường thẳng sẽ cùng thuộc 1 mặt phẳng.
Câu 10: Thiết diện của 1 tứ diện có thể là:
A. Tam giác.
B. Tứ giác.
C. Ngũ giác.
D. Tam giác hoặc tứ giác.
Lời giải
Chọn D
Xem thêm