Tài liệu Bài tập về Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian và quan hệ song song có nội dung chính sau:
– Gồm 6 bài tập vận dụng giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các bài tập Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian và quan hệ song song
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI TẬP ÔN TẬP
BT 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O.
a) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD)
b) Gọi E là trung điểm của SC. Chứng minh: OE // (SAB)
c) Gọi F là điểm trên đoạn BD sao cho 3BF = 2BD. Tìm giao điểm M của SB và (AEF). Tính tỉ số:
BT 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm tam giác SAB và SAD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB.
a) Chứng minh: IJ//(ABCD) b) Chứng minh: (OMN)//(SDC)
c) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SDC) d) Tìm giao điểm của BC và (OMN)
BT 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi H, I, K, L lần lượt là trung điểm của SA, SC, OB, SD.
a) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (SAC) và (SBD); (HIK) và (SBD)
b) Chứng minh OL song song với (HIK)
c) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD bị cắt bởi mặt phẳng (HIK)
BT 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cạnh đáy lớn AD. Gọi E, F lần lượt là các điểm trên hai cạnh SA, SD thỏa mãn điều kiện: Gọi G là trọng tâm tam giác ABC.
a) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD); của (SAD) và (SBC)
b) Tìm giao điểm H của CD và (EFG)
c) Chứng minh: EG // (SBC)
d) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD bị cắt bởi (EFG) . Nó là hình gì?
BT 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G là trọng tâm ASAB. Lấy điểm M thuộc cạnh AD sao cho AD = 3AM
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (GCD)
b) Tìm giao điểm I của CD và mặt phẳng (SGM)
c) Chứng minh: MG song song (SCD)
BT 6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm SA, SB.
a) Tìm giao tuyến của (MCB) và (SAD)
b) Chứng minh rằng: MN // (SCD)
c) Gọi Chứng minh rằng: SI // (NAD).
Xem thêm