Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
MỆNH ĐỀ & MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
1. Mệnh đề:Mệnh đề là một khẳng định đúng hoặc sai. Mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai
VD: 2+3=5 là MĐ đúng
là số hữu tỉ là MĐ sai
2. Mệnh đề chứa biến:
Ví dụ: Cho mệnh đề 2 + n = 5. với mỗi giá trị của n thì ta được một đề đúng hoặc sai.
Mệnh đề như trên được gọi là mệnh đề chứa biến
3. Phủ định của mệnh đề:
Phủ định của mệnh đề P kí hiệu là P . Nếu mệnh đề P đúng thì P sai, P sai thì P đúng.
Ví dụ: P: “3 là số nguyên tố”
P : “3 không là số nguyên tố”
4. Mệnh đề kéo theo:
Mệnh đề “nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu P => Q .
Mệnh đề P=>Q chỉ sai khi P đúng và Q sai
Ví dụ: Cho hai mệnh đề:
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng 60”
Q: “Tam giác ABC là tam giác đều”
Hãy phát biểu mệnh đề P Q dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
i) Điều kiện cần: “Để tam giác ABC có hai góc bằng 60 thì điều kiện cần là tam giác ABC là tam giác đều”
ii) Điều kiện đủ: “Để tam giác ABC là tam giác đều thì điều kiện đủ là tam giác ABC có hai góc bằng 60”
5. Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương.
Mệnh đề đảo của mệnh đề P =>Q là mệnh đề Q =>P
Chú ý: Mệnh đề P =>Q đúng nhưng mệnh đề đảo Q =>P chưa chắc đúng.
Nếu hai mệnh đề P=> Q và Q=> P đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương nhau. Kí hiệu P Q
6. Kí hiệu :
: Đọc là với mọi (tất cả)
: Đọc là tồn tại (có một hay có ít nhất một)
7. Phủ đỉnh của và
TẬP HỢP
I. TẬP HỢP:
– Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học.
– Cho tập hợp A. Phần tử a thuộc tập A ta viết a . Phần tử a không thuộctập A ta viết a k A .
1. Cách xác định tập hợp:
a) Cách liệt kê: Là ta liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp.
Ví dụ: A=
b) Cách nêu tính chất đặc trưng: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập đó.
Ví dụ: A=
Ta thường minh hoạ tập hợp bằng một đường cong khép kín gọi là biểu đồ Ven.
2. Tập hợp rỗng: Là tập hợp không chứa phần tử nào. Kí hiệu
Xem thêm