Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Phần 1: Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
A. Lý thuyết và Phương pháp giải
Cho ΔABC, góc A bằng 900, AH ⊥ BC, AB = c, AC = b, BC = a, AH = h thì:
+ BH = c’ được gọi là hình chiếu của AB xuống BC
+ CH = b’ được gọi là hình chiếu của AC xuống BC
Khi đó, ta có:
1) AB2 = BH.BC hay c2 = a.c’
AC2 = CH.BC hay b2 = a.b’
2) AH2 = CH.BH hay h2 = b’.c’
3) AB.AC = AH.BC hay b.c = a.h
5) AB2 + AC2 = BC2 hay b2 + c2 = a2 (Định lý Pytago)
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB < AC. Biết AH = 6 cm, HC – HB = 3,5 cm. Tính độ dài AB, AC
Lời giải:
Ta có: AH2 = BH.CH ⇒ BH.CH = 36
Mặt khác: CH – BH = 3,5 (1)
⇒ (CH – BH)2 = 3,52 = 12,25
Ta có: (CH + BH)2 = (CH – BH)2 + 4BH.CH = 12,25 + 4.36 = 156,25
⇒ CH + BH = √156,25 = 12,5 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ CH = 8; BH = 4,5
Ta có: AB2 = BH.BC = 4,5.12,5 = 56,25 ⇒ AB = 7,5 (cm)
AC2 = CH.BC = 8.12,5 = 100 ⇒ AB = 10 (cm)
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E là hình chiếu của H trên AB và AC. Đặt BC = a; CA = b; AB = c; AH = h; BD = x; CE = y. Chứng minh rằng:
a) a2x = c3; a2y = b3
b) axy = h3
Lời giải:
a) Đặt BH = c’; CH = b’
Xét ΔBDH và ΔBAC có:
⇒ a.x = c.c’
⇒ a.a.x = a.c.c’ hay a2x = a.c.c’
Mặt khác a.c’ = c2 nên a2x = c.c2 ⇒ a2x = c3
Chứng minh tương tự, ta được a2y = b3
b) Ta có: a2x.a2y = c3.b3
Lại có: b.c = a.h nên a4.xy = a3h3
⇒ a.xy = h3
Ví dụ 3: Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng xy và cách đường thẳng xy là 3 cm. Gọi M là điểm di động trên xy. Vẽ tam giác ABC vuông tại A sao cho AM là đường cao của tam giác đó. Tính giá trị nhỏ nhất của tích MB.MC
Lời giải:
Gọi H là hình chiếu của A trên xy, H là điểm cố định và AH = 3cm
Ta có: AM ≥ AH ( dấu bằng xảy ra khi M trùng H)
Xét tam giác ABC vuông tại A có AM là đường cao nên :
MB.MC = AM2 ≥ AH2 = 32 = 9
Do đó, tích MB. MC đạt giá trị nhỏ nhất là 9 khi M trùng H
Phần 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn
A. Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Định nghĩa
2. Định lí
Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia, tang góc này bằng cotang góc kia.
3. Một số hệ thức cơ bản
4. So sánh các tỉ số lượng giác
a) Cho α,β là hai góc nhọn. Nếu α < β thì
* sinα < sinβ; tanα < tanβ
*cosα > cosβ; cotα > cotβ
b) sinα < tanα; cosα < cotα
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho ΔABC với .Chứng minh rằng:
Lời giải:
Kẻ AH vuông góc với BC, H ∈ BC
Ta có: SABC = 1/2.AH.BC (1)
Xét tam giác ABH vuông tại H có:
sinB = AH/AB ⇒ AH = AB.sinB (2)
Từ (1) và (2),ta có
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC, góc A bằng 600. Vẽ các đường cao AD và CE. Chứng minh rằng: BC = 2DE
Lời giải:
Ta có: ΔABD ~ ΔACE (g.g)
Xét ΔADE và ΔABC có:
⇒ ΔADE ~ ΔABC (c.g.c)
Vậy BC = 2DE
Ví dụ 3: Chứng minh rằng giá trị cuả các biểu thức sau không phụ thuộc vào số đo của góc nhọn α
a) A = cos4α + 2cos2α.sin2α + sin4α
b) B = sin4α + cos2α.sin2α + cos2α
Lời giải:
a) A = cos4 α + 2cos2 α.sin2 α + sin4 α
=(cos2 α + sin2 α)2 = 12 = 1
b) B = sin4 α + cos2 α.sin2 α + cos2 α
= sin2 α(sin2 α + cos2 α) + cos2 α
= sin2 α.1 + cos2 α = 1
= 2(1 + tan2 α) – 2tan2 α = 2
Ví dụ 4: Không dùng bảng số hay máy tính , hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần: cos 650; sin 200; cot 400, tan 480
Lời giải:
Ta có: cos 650 = sin 250; cot 400 = tan 500
Sắp xếp: sin 200 < sin 250 < sin 480 < tan 480 < tan 500
Do đó: sin 200 < cos 650 < tan 480 < cot 400
Ví dụ 5: Chứng minh định lí sin: Trong tam giác nhọn, độ dài các cạnh tỉ lệ với sin của các góc đối diện:
Lời giải:
Vẽ đường cao CH, ta có:
Do đó:
Chứng minh tương tự, ta có:
Vậy
Phần 3: Hệ thức về góc và cạnh trong tam giác vuông
A. Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Các hệ thức
Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
a) Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với cos góc kề
b) Cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối hoặc cot góc kề
b = a.sinB = a.cosC
c = a.sinC = a.cosB
b = c.tanB = c.cotC
c = b.tanB = b.cotC
2. Giải tam giác vuông
Là tìm tất cả các yếu tố còn lại của một tam giác vuông khi biết trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh và không kể góc vuông)
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Giải tam giác ABC vuông tại A biết AC = 4,1 cm; BC = 5,7 cm
Lời giải:
Xét tam giác ABC vuông tại A:
Áp dụng định lí Pytago có:
BC2 = AB2 + AC2
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC nhọn, Vẽ 3 đường cao AD, BE, CF. Chứng minh rằng:
AE.BF.CD = AB.BC.CA.cosA.cosB.cosC
Lời giải:
ΔABE vuông tại E có: AE = AB.cosA
ΔFBC vuông tại F có: BF = BC.cosB
ΔADC vuông tại D có: CD = AC.cosC
⇒ AE.BF.CD = AB.BC.CA.cosA.cosB.cosC
Ví dụ 3: Cho tam giác nhọn ABC, AB < AC, đường cao AH = h và đường trung tuyến AM, đặt góc HAM bằng α. Chứng minh rằng:
a) HC – HB = 2h.tanα
Lời giải:
a) Ta có:
HC – HB = HM + MC – (MB – HM)
= HM + MC – MB + HM = 2HM (Do MB = MC)
= 2AH.tanα = 2h.tanα
b) Δ AHC vuông tại H có: HC = AH.cotC = h.cotC
Δ AHB vuông tại H có: HB = AH.cotB = h.cotB
Do đó: HC – HB = h(cotC – cotB)
⇒ 2h.tanα = h(cotC – cotB)
Ví dụ 4: Tam giác ABC có diện tích S, các đường cao không nhỏ hơn 1 cm. Chứng minh rằng S ≥ √3/3 cm2
Lời giải:
Giả sử:
Suy ra sinC ≤ √3/2
Vẽ các đường cao AD và BE
Xét tam giác EBC vuông tại E có: BE = BC.sinC
Diện tích tam giác ABC là:
Vậy S ≥ √3/3 cm2 (dấu bằng xảy ra khi ΔABC đều)
Ví dụ 5: Cho hình bình hành ABCD, góc D bằng α < 900. Vẽ BH ⊥ CD; BK ⊥ AD.
a) Chứng minh rằng ΔBHK ~ ΔABD
b) Chứng minh rằng HK = BD.sinα
c) Tính diện tích tứ giác KBHD biết AB = 6cm; AD = 4cm; α= 600
Lời giải:
Xét tam giác ABK và tam giác CBH có:
Xét ΔBHK và ΔADB có:
⇒ ΔBHK ~ ΔADB (c.g.c)
b) ΔBHK ~ ΔADB
Xét ΔBCH vuông tại H có:
c) Xét ΔKAB vuông tại K có:
AK = AB.cosα = 6.cos 600 = 3(cm) ⇒ DK = 7cm
BK = AB.sinα = 6.sin 600 =3 √3 (cm)
Xét ΔHBC vuông tại H có:
CH = BC.cosα = 4.cos 600 = 2(cm) ⇒ DH = 8cm
BH = BC.sinα = 4.sin 600 = 2√3 (cm)
Diện tích tứ giác KBHD là:
Phần 4: Cách tính diện tích tam giác bằng tỉ số lượng giác
Ví dụ 1: Chứng minh rằng diện tích của một tam giác bằng nửa tích hai cạnh nhân với sin của góc nhọn tạo bởi các đường thẳng chứa hai cạnh ấy
Lời giải:
Gọi α là số đo góc nhọn tạo bởi hai đường thẳng AB và AC của tam giác ABC. Vẽ đường cao CH
Xét tam giác ACH vuông tại H có: CH = AC.sinα
Diện tích tam giác ABC là:
Ví dụ 2: Cho hình bình hành ABCD, AB = a, AD = b, góc D bằng α < 900. Chứng minh rằng diện tích của hình bình hành được tính theo công thức S = a.b.sinα
Lời giải:
Vẽ đường cao AH. Ta có: AH = AD.sinα
Diện tích của hình bình hành ABCD là:
S = AB.AH = AB.AB.sinα = a.b.sinα
Ví dụ 3: Tứ giác ABCD có AC = m, BD = n, góc nhọn tạo bởi hai đường chéo bằng α. Chứng minh rằng diện tích của tứ giác này được tính theo công thức
S = 1/2.m.n.sinα
Lời giải:
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD
Giả sử góc BOC bằng α. Vẽ AH ⊥ BD; CK ⊥ BD
Diện tích tứ giác ABCD là:
Ví dụ 4: Cho tam giác ABC, góc A bằng 600; AB + AC = 8 cm. Tính giá trị lớn nhất của diện tích tam giác ABC
Lời giải:
Gọi S là diện tích của tam giác ABC. Ta có:
Mặt khác:
Dấu bằng xảy ra khi AB = AC = 4 cm
Do đó:
Vậy maxS = 4√3 (cm2 ) khi tam giác ABC cân tại A
Lưu ý: Trong bài giải, ta đã sử dụng bất đẳng thức a.b ≤ ((a + b)/2)2 đây chính là Bất đẳng thức Cô- si viết dưới dạng không có dấu căn.