Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
A. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
Câu 1. Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng cách?
A. Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng.
B. Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
C. Cả A và B.
D. Kéo dài các tia tới cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng 2 cách:
– Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng.
– Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
Câu 2. Ảnh tạo bởi gương phẳng
A. không hứng được trên màn chắn.
B. ngược chiều với vật.
C. lớn hơn vật.
D. nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Giải thích:
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật và cùng chiều với vật.
Câu 3. Trong các hình sau đây, hình nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
B, C là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
D là hiện tượng nguyệt thực, ứng dụng của ánh sáng truyền thẳng.
Câu 4. Trong các hình sau đây, hình nào là hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
B – hiện tượng phản xạ
C – hiện tượng xuất hiện vùng tối
D – hiện tượng phản xạ
Câu 5. Hiện tượng tia sáng bị hắt trở lại môi trường chiếu tới là
A. hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. hiện tượng phát sáng.
C. hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
D. Cả A và B.
Đáp án: A
Giải thích:
Hiện tượng tia sáng bị hắt trở lại môi trường chiếu tới là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Câu 6. Ánh sáng chiếu tới các vật có đặc điểm như nào thì xảy ra hiện tượng phản xạ?
A. Bề mặt nhẵn bóng.
B. Bề mặt gồ ghề.
C. Bề mặt có màu tối.
D. Cả B và C.
Đáp án: A
Giải thích:
Ánh sáng chiếu tới các vật có bề mặt nhẵn bóng thì xảy ra hiện tượng phản xạ.
Câu 7. Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?
A. Bề mặt cứng.
B. Bề mặt nhẵn bóng.
C. Bề mặt không nhẵn bóng.
D. Cả A và B.
Đáp án: C
Giải thích:
Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật không nhẵn bóng.
Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật.
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không tạo ra ảnh của vật.
C. Hiện tượng phản xạ khuếch tán tạo ra ảnh của vật.
D. Cả B và C đúng.
Đáp án: A
Giải thích:
B sai vì hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật.
C sai vì hiện tượng phản xạ khuếch tán không tạo ra ảnh của vật.
Câu 9. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
B. Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.
C. Ảnh tạo bởi gương phẳng cùng chiều với vật.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật, cùng chiều với vật.
Câu 10. Có thể dựng ảnh của một vật qua gương phẳng bằng cách?
A. Sử dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
B. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
C. Áp dụng định luật phản xạ khuếch tán.
D. Cả A và B.
Đáp án: D
Giải thích:
Có thể dựng ảnh của một vật qua gương phẳng bằng 2 cách:
– Sử dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
– Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 11. Tia phản xạ nằm trong
A. mặt phẳng tới.
B. mặt phẳng chứa tia tới.
C. mặt phẳng chứa pháp tuyến.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích:
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới chứa tia tới và pháp tuyến.
Câu 12. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng
A. bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
B. lớn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
C. nhỏ khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: A
Giải thích:
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Câu 13. Pháp tuyến là
A. đường xiên góc với mặt gương.
B. đường vuông góc với mặt gương.
C. đường chiếu tới mặt gương 1 góc 600.
D. đường chiếu tới mặt gương 1 góc 300.
Đáp án: B
Giải thích:
Pháp tuyến là đường vuông góc với mặt gương.
Câu 14. Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo tính chất ảnh của vật đối xứng qua gương phẳng?
A.
B.
C.
D. Cả A và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Trường hợp B sử dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 15. Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo định luật phản xạ ánh sáng?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: B
Giải thích:
A, C, D theo tính chất ảnh của vật qua gương.
Video giải KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng – Cánh diều
B. Lý thuyết KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
I. Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật
1. Các vật có bề mặt nhẵn bóng
– Những vật có bề mặt nhẵn bóng như bề mặt kim loại (được đánh bóng) hoặc mặt gương, các tia sáng chiếu đến bề mặt phẳng của chúng được phản xạ, các tia phản xạ là những đường kéo dài của chùm sáng tới mắt gặp nhau tại một điểm.
– Quy ước:
+ Đường vuôn góc với mặt phẳng gương gọi là pháp tuyến của gương
+ Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới I được gọi là mặt phẳng tới
+ Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là góc tới
+ Góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản xạ gọi là góc phản xạ
2. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng
– Bề mặt các vật có bề mặt nhám như tấm len, tờ giấy, … Các tia phản xạ sẽ không còn song song với nhau nữa, mà bị phản xạ theo các hướng khác nhau
=> Sự phản xạ như hình gọi là phản xạ khuếch tán
– Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra hình ảnh của vật.
II. Định luật phản xạ ánh sáng
– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
– Góc phản xạ bằng góc tới.
III. Ảnh của một vật qua gương phẳng
– Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, đối xứng với vật qua gương
IV. Dựng ảnh một vật qua gương phẳng
Ta có thể dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách:
+ Từ điểm S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng
+ Vẽ hai tia phản xạ I1R1 và I2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
+ Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tia I1R1 và I2R2 nằm ở phía sau gương
Sơ đồ tư duy về “Sự phản xạ ánh sáng”
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Nam châm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Từ trường
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật