Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 44: ANĐEHIT – XETON
(tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Biết được :
Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro).
Phư¬ơng pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.
Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).
2. Kĩ năng.
Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết luận.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton.
Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.
3. Tình cảm thái độ:
Có niềm tin vào khoa học hóa học, học tập hăng say, ngiêm túc.
Có ý thức tự giác trong học tập.
4. Các năng lực cần hướng tới cho học sinh:
– Sử dụng ngôn ngữ hóa học. (gọi tên các chất)
– Tính toán hóa học.
– Năng lực tự học.
– Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. Trọng tâm:
Đặc điểm cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của andehit và xeton.
Phương pháp điều chế andehit và xeton
(chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở chủ yếu là metanal và etanal và xeton tiêu biểu là axeton)
III. Chuẩn bị :
– GV: bộ dụng cụ thí nghiệm tráng bạc
– HS : chuẩn bị bài trước , xem lại bài cũ
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
– Viết các đồng phân và gọi tên của :C5H10O
3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Tính chất hóa học
– Từ đặc điểm cấu tạo hãy nêu tính chất hóa học của andehit?
– Yêu cầu HS viết phản ứng cộng hidro của andehit axetic. Nhận xét và đưa ra phương trình TQ.
– Kết luận có thể điều chế ancol từ andehit. – Do có liên kết đôi, nên andehit có tính chất tương tự anken : cộng, oxi hóa…
– HS lắng nghe và ghi chép. III. Tính chất hoá học
1. Phản ứng cộng H2.
CH3CH=O + H2 -t0,Ni→ CH3-CH2-OH
TQ: R-CH=O + H2 -t0,Ni→ R-CH2-OH
– andehit là chất OXH.
– Phản ứng trên có thể dùng để điều chế rượu từ anđêhit.
– Cho học sinh quan sát video thí nghiệm andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Yêu cầu HS cho biết hiện tượng.
– GV yêu cầu HS viết PTHH từ đó rút ra PT tổng quát.
– Có thể dùng chất oxi hóa khác để oxi hóa anđehit thành axit. – Quan sát và nhận xét hiện tượng.
– HS viết PTHH. 2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 -t0→ HCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
PTTQ: R-CHO+2AgNO3 + H2O + 3NH3 -t0→ R-COONH4 + NH4NO3 + 2Ag.
– Andehit là chất khử.
* Phản ứng này được gọi là phản ứng tráng bạc.
2RCHO + O2 -t0,xt→ 2RCOOH
– Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
– Khi bị khử anđehit chuyển thành ancol bậc 1.
-Là sản phẩm trung gian giữa rượu và axit.
Hoạt động 3: Điều chế
– Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và cho biết có thể điều chế anđehit từ đâu?
– Yêu cầu HS viết PTHH. Nhận xét. – HS lắng nghe và thực hiện V. Điều chế:
1. Từ ancol bậc 1:
R-CH2-OH + CuO -t0→ R-CHO + H2O + Cu.
VD: CH3CH2OH + CuO -t0→CH3CHO + Cu+ H2O
2. Từ hidrocacbon:
* CH4 + O2 -t0,xt-> HCHO + H2O.
* CH2=CH2 + O2 -t0,xt→ CH3-CHO.
* CH≡CH + H2O -xt→ CH3-CHO.
Hoạt động 4: Ứng dụng
– GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của anđehit. – HS tìm hiểu SGK và trả lời. V. Ứng dụng:
– HCHO dùng sản xuất nhựa phenolfomandehit, urefomandehit.
– Dung dịch fomon làm chất tẩy uế, sát trùng, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản.
– CH3-CHO dùng sản xuất axit axetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất.
– Một số dùng làm hương liệu trong CN thực phẩm, mỹ phẩm…
V. Tổng kết, hướng dẫn tự học: (4 phút)
– GV yêu cầu hs nhắc lại tính chất hóa học, điều chế của anđehit.
1. Trong các chất có cấu tạo dưới đây chất nào không phải là anđehit:
A.HCHO
B. O=CH-CHO
C. CH3-CO-CH3
D. CH3-CHO
2. Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí C2H2 và HCHO ?
A. DD AgNO3/NH3
B. DD NaOH
C. DD Br2
D. Cu(OH)2
3. Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng người ta dùng :
A. ancon bậc một
B. ancon bậc hai
C. ancon bậc ba
D. ancon bậc một và ancon bậc hai.
– Về nhà học bài, làm bài tập 1,2,3,4,5,7,8,9 SGK/203,204.
– Chuẩn bị bài tiếp theo.
Xem thêm