Chuyên đề Anđehit – Xeton
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
a. Đặc điểm cấu tạo phân tử anđehit.
Nhóm định chức – CH = O liên kết với nguyên tử C hoặc H.
+ Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO hay Cn-1H2n-1CH = O với
Ví dụ: Dãy đồng đẳng no, đơn, mạch hở:
· HCHO: anđehit fomic/fomanđehit/metanal.
· CH3CHO: anđehit axetic/axetanđehit/etanal.
· C2H5CHO: anđehit propionic/propanal.
+ Anđehit không no, có một liên kết đôi C = C, đơn chức, mạch hở: CnH2n-2O với .
b. Danh pháp
Tên thông thường = anđehit
+ tên axit tương ứng
(hoặc tên thông thường của axit bỏ “ic” + “anđehit”)
Tên thay thế = Tên IUPAC của hiđrocacbon + al
Ví dụ:
(2-etylbutanal)
c. Đồng phân
Viết các đồng phân cấy tạo CnH2nO (mạch C, vị trí nhóm chức, loại nhóm chức anđehit). Đồng phân cấu tạo anđehit đơn chức, no, mạch hở viết tương tự ankan: Mạch C (luôn có nhóm CHO ở đầu mạch), vị trí nhanh ankyl trong mạch chính (nếu có).
Ngoài ra còn có thể viết đòng phân ancol không no có một nối đôi.
Ví dụ: Ứng với công thức C4H8O có hai đồng phân anđehit:
CH3 – CH2 – CH2 – CHO
CH3 – CH(CH3) – CHO
2. Tính chất vật lí
Do không có liên kết H nên anđehit có nhiệt độ sôi, độ tan kém hơn ancol tương ứng nhưng cao hơn hiđrocacbon vì liên kết CO cũng phân cực.
Ví dụ: So sánh nhiệt độ sôi (ts) của một số chất:
Chất |
Công thức |
ts(°C) |
Propan |
CH3CH2CH3 |
41,2 |
Propan–1–ol |
C2H5CH2OH |
97,4 |
Propanal |
CH3CH2CHO |
48,8 |
3. Tính chất hóa học
Trong nhóm – CH = O có liên kết đôi C = O gồm một liên kết bền và một liên kết kém bền (tương tự liên kết đôi C = C trong phân tử anken) nên anđehit có một số tính chất giống anken.
Anđehit + H2 → Ancol bậc I
Ví dụ:
Anđehit + AgNO3/NH3 → Muối amoni + Ag↓ + NH4NO3
Ví dụ: R – CH = O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3
→ R – COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
Trong đó: R – CH = O là chất khử và AgNO3 là chất oxi hóa.
Kết luận: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
4. Ứng dụng
HCHO: nguyên liệu sản xuất nhựa, dùng làm chất tẩy uế, dùng trong thuộc da.
CH3CHO: sản xuất axit axetic.
Anđehit có nguồn gốc thiên nhiên dùng làm hương liệu.
5. Điều chế
Oxi hóa ancol: Ancol bậc I → Anđehit
Ví dụ: CH3CH2CH2OH + CuO
CH3CH2CHO + Cu + H2O
· Oxi hóa hiđrocacbon:
Ví dụ: CH4 H – CH = O
CH2 = CH2 CH3CH = O
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng
Kiểu hỏi 1: Xác định số đồng phân của anđehit CnH2nO
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Ứng với công thức C3H6O có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anđehit?
Hướng dẫn giải
C3H6O có một đồng phân anđehit no, mạch hở, đơn chức là CH3 – CH2 – CHO (propanal).
Ví dụ 2: Có bao nhiêu đồng phân anđehit cấu tạo đơn chức, no của chất có công thức phân tử C5H10O?
A. 7. B. 3.
C. 5. D. 4.
Hướng dẫn giải
C5H10O có bốn đồng phân anđehit:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CHO
CH3 – CH2 – CH(CH3) – CHO
CH3 – CH(CH3) – CH2 – CHO
(CH3)3C – CHO
→ Chọn D.
Ví dụ 3: Anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 36. Số đồmg phân cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 1.
C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
Ta có: MX = 36.2 = 72 → Công thức phân tử của X là C4H8O
→ Anđehit no, đơn chức, mạch hở.
X có hai đồng phân anđehit:
CH3 – CH2 – CH2 – CHO
CH3 – CH(CH3) – CHO
→ Chọn A.
Kiểu hỏi 2: Nhận biết tên gọi và công thức cấu tạo
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Xác định cấu tạo của chất có tên gọi propan-1-al.
Hướng dẫn giải
Propan-1-al có công thức cấu tạo: CH3 – CH2 – CHO.
Ví dụ 2: Anđehit metacrylic có tên IUPAC là 2-metylpropenal. Công thức cấu tạo của hợp chất có tên gọi trên là
A. CH3 – CHO. B. CH3 – CH(CH3) – CHO.
C. CH2 = CH – CHO. D. CH2 = C(CH3) – CHO.
Hướng dẫn giải
Tên IUPAC của anđehit đơn chức = Số chỉ vị trí nhánh
+ tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính
+ al
→ Công thức cấu tạo của 2-metylpropenal là CH2 = C(CH3) – CHO.
→ Chọn D.
Kiểu hỏi 3: So sánh nhiệt độ sôi
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự tăng dần: CH3OH, CH4, HCHO.
Hướng dẫn giải
Dãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là: CH4 < HCHO < CH3OH.
Ví dụ 2: Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH , H2O là:
A. H2O, C2H5OH, CH3CHO. B. CH3CHO, H2O, C2H5OH.
C. H2O, CH3CHO, C2H5OH. D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.
Hướng dẫn giải
Nhận xét:
CH3CHO: không có liên kết H; C2H5OH: có liên kết H.
H2O có liên kết H mạnh hơn C2H5OH.
→ Nhiệt độ sôi của H2O > C2H5OH > CH3CHO.
→ Chọn A.
Kiểu hỏi 4: Nhận biết ứng dụng
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hãy nêu những ứng dụng của HCHO và CH3CHO.
Hướng dẫn giải
Ứng dụng của:
HCHO: nguyên liệu sản xuất nhựa, dùng làm chất tẩy uế, dùng trong thuộc da.
CH3CHO: sản xuất axit axetic.
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Fomanđehit dùng làm nguyên liệu sản xuất phenol-fomanđehit.
(2) Có thể điều chế anđehit trực tiếp từ bất kì ancol nào.
(3) Fomalin hay fomon là dung dịch của metanal.
(4) Anđehit axetic được dùng để sản xuất axit axetic trong công nghiệp.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3.
C. 1. D. 4.
Hướng dẫn giải
(1) Đúng.
(2) Sai vì ancol bậc I mới điều chế được anđehit.
(3) Đúng vì fomalin hay fomon là dung dịch HCHO 37 – 40%.
(4) Đúng.
→ Chọn B.
III. Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Số có chất có công thức phân tử C4H8O có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 4. B. 2.
C. 1. D. 3.
Câu 2: Tên IUPAC của anđehit CH3CH2CH(C2H5)CHO là
A. 3-metylbutanal-1. B. 2-etylbutanal.
C. 3-metylpentanal. D. 3-etylbutanal.
Câu 3: Đốt cháy hỗn hợp anđehit là đồng đẳng của nhau ta thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng
A. anđehit hai chức, no.
B. anđehit đơn chức, no, mạch hở.
C. anđehit không no, đơn chức.
D. anđehit vòng no.
Câu 4: Ứng với công thức phân tử C5H10O có số đồng phân anđehit là
A. 3. B. 6.
C. 5. D. 4.
Bài tập nâng cao
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
A. no, đơn chức. B. no, hai chức.
C. không no, có một nối đôi, đơn chức. D. không no có hai nối đôi, đơn chức.
ĐÁP ÁN DẠNG 1
1 – B |
2 – B |
3 – B |
4 – D |
5 – C |
Dạng 2: Tính chất hóa học, nhận biết, điều chế
Kiểu hỏi 1: Hiện tượng phản ứng, viết phương trình hóa học
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng:
a) CH3CHO + AgNO3/NH3.
b) CH3CHO + dung dịch Br2.
Hướng dẫn giải
Phương tình hóa học:
CH3CH = O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + 2Ag↓
CH3CH = O + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
Ví dụ 2: Cho các chất: CuO (t°); H2 (Ni; t°) ; dung dịch KMnO4; dung dịch Br2. Số chất có phản ứng với C2H5CHO là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
C2H5CHO phản ứng được với ba chất là H2 (Ni; t°) ; dung dịch KMnO4; dung dịch Br2.
Phương trình hóa học:
C2H5CHO + H2 C2H5CH2OH
3C2H5CHO + 2KMnO4 + H2O → 3C2H5COOH + 2MnO2↓ + 2KOH
C2H5CHO + Br2 + H2O → C2H5COOH + 2HBr
→ Chọn C.
Kiểu hỏi 2: Chọn thuốc thử để phân biệt các lọ hóa chất không nhãn
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Có thể phân biệt hai dung dịch không màu anđehit axetic và axeton bằng thuốc thử nào?
Hướng dẫn giải
Người ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 hoặc dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.
Anđehit axetic: tạo kết tủa bạc với AgNO3/NH3; làm nhạt màu nước Br2; làm mất màu dung dịch KMnO4.
Axeton: không có phản ứng với thuốc thử trên.
Chú ý: Axeton là hợp chất thuộc loại xeton. Công thức cấu tạo là CH3OCH3 (không có phản ứng với AgNO3/NH3, dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4).
Ví dụ 2: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt ba chất: etanal (anđehit axetic), propanon (axeton) và pent-1-in (pentin-1) là
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch Br2.
C. dung dịch KMnO4. D. Cu(OH)2.
Hướng dẫn giải
Để phân biệt ba chất trên ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3
Etanal: tạo kết tủa Ag với AgNO3/NH3
Pent-1-in: tạo kết tủa vàng nhạt với AgNO3/NH3.
Axeton: không có phản ứng với thuốc thử trên.
→ Chọn A.
Kiểu hỏi 3: Phản ứng điều chế
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Trong công nghiệp, metan có thể điều chế được chất nào?
Hướng dẫn giải
Trong công nghiệp, metan (CH4) là nguyên liệu điều chế metanal (HCHO). Từ metan còn có thể điều chế hiđro, axetilen,…
Ví dụ 2: Để điều chế trực tiếp anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng
A. ancol bậc II. B. ancol bậc I.
C. ancol bậc I và ancol bậc II. D. ancol bậc III.
Hướng dẫn giải
Oxi hóa ancol : Ancol bậc I → Anđehit
Ancol bậc II → Xeton
→ Chọn B.
Kiểu hỏi 4: Tìm các mắt xích của sơ đồ chuyển hóa
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: . Các sản phẩm (1) và (2) lần lượt là:
A. CH3COOH, C2H5OH. B. C2H5OH, CH3CHO.
C. C2H5OH, CH3COOH. D. C2H5OH, C2H2.
Hướng dẫn giải
Anđehit cộng H2 ra ancol bậc I, ancol bậc I bị oxi hóa bằng CuO thì tạo anđehit.
Sơ đồ hoàn chỉnh: .
→ Chọn B.
IV. Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Trong công nghiệp anđehit fomic được điều chế từ
A. cacbon. B. metyl axetat.
C. metan. D. etanol.
Câu 2: Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng
A. ancol bậc II. B. ancol bậc I.
C. ancol bậc I và ancol bậc II. D. ancol bậc III.
Câu 3: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, t°). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit
A. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính khử.
D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 4: Glucozơ là nguyên liệu quan trọng trong phản ứng lên men rượu, sản xuất dung dịch ancol etylic bằng phương pháp hóa sinh. Nghiên cứu cho thấy, glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử của nó có 5 nhóm OH liền kề và một nhóm CHO. Glucozơ không phản ứng được với
A. H2/Ni, t°. B. Cu(OH)2.
C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch NaOH.
Câu 5: Cho các chất : NaOH, H2 (Ni, t°), dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2. Số chất có phản ứng với etanal là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 6: Ứng với công thức phân tử C3H6O số đồng phân cấu tạo mạch dạng hở, bền có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là
A. 1. B. 4.
C. 3. D. 2.
Câu 7: Để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí C2H2 và HCHO thì cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Br2. B. Cu(OH)2.
C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 8: Cho các thuốc thử sau: Na, KOH, AgNO3/NH3. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai bình riêng biệt, mất nhãn đựng ancol etylic 45° và dung dịch fomalin là
A. 1. B. 3.
C. 2. D. 4.
Bài tập nâng cao
Câu 9: Để điều chế axit axetic trực tiếp từ anđehit ta có thể dùng chất oxi hóa là
A. Cu(OH)2/OH–, t°.
B. O2 (Mn2+, t°).
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch AgNO3/NH3 hoặc Cu(OH)2/OH–, t°.
Câu 10: Cho các chất sau : CH3CH2CHO, CH2 = CHCHO, CH2 = CHCH2OH. Những chất tác dụng hoàn toàn với H2 dư (Ni, t°) cho cùng một sản phẩm là
A. CH3CH2CHO, CH2 = CH – CHO.
B. CH2 = CH – CHO, CH2 = CH – CH2OH.
C. CH3CH2CHO, CH2 = CH – CHO, CH2 = CH – CH2OH.
D. CH3CH2CHO, CH2 = CH – CH2OH.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng:
Các chất X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Công thức của T là
A. HCHO. B. CH3OH.
C. CO2. D. CH3CHO.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Xác định công thức cấu tạo của chúng và viết các phương trình hóa học thực hiện biến hóa trên.
ĐÁP ÁN DẠNG 2
1 – C |
2 – B |
3 – D |
4 – D |
5 – D |
6 – D |
7 – D |
8 – C |
9 – B |
10 – C |
11 – A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 12:
Sơ đồ hoàn chỉnh:
Dạng 3: Bài toán định lượng, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo
Bài toán 1: Phản ứng tráng gương
Phương pháp giải
· Anđehit no đơn chức cho 2Ag, trừ HCHO cho 4Ag.
R – CH = O → 2Ag↓ (R ≠ H)
H – CH = O → 4Ag↓
Ví dụ: Cho 1 mol anđehit đơn chức X thực hiện tráng gương, phản ứng hoàn toàn, thu được 4 mol kim loại Ag kết tủa. Xác định X.
Hướng dẫn giải
X là anđehit đơn chức, khi tráng gương 1 mol X thu được 4 mol Ag.
→ X là anđehit fomic H – CH = O
Phương trình hóa học:
H – CH = O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O
→ (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
· Các anđehit hai chức cho 4Ag
R(CH = O)2 → 4Ag↓
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 21,6 gam. B. 43,2 gam.
C. 16,2 gam. D. 10,8 gam.
Hướng dẫn giải
Sơ đồ phản ứng
→ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.
→ Chọn A.
Ví dụ 2: Cho 5,8 gam một anđehit X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit X là
A. HCHO. B. OHC – CHO.
C. CH3CHO. D. CH3CH2CHO.
Hướng dẫn giải
Ta có: nAg = 0,2 mol
Nếu X là HCHO:
→mHCHO = 0,05.30 = 1,5 gam ≠ 5,8 → không thỏa mãn.
Nếu X là anđehit đơn chức (R ≠ H):
.
Ta có: → R = 29 (C2H5)
→ X là C2H5CHO (thỏa mãn đáp án D).
Nếu X là anđehit hai chức:
.
Ta có: (không có đáp án thỏa mãn).
→ Chọn D.
Ví dụ 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CH3CHO và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là
A. 216,0 gam. B. 10,8 gam.
C. 64,8 gam. D. 108,0 gam.
Hướng dẫn giải
Sơ đồ phản ứng:
Theo sơ đồ: nAg = 0,2 + 0,8 = 1 mol
→ mAg = 1.108 = 108 gam.
→ Chọn D.
Ví dụ 4: X là hợp chất hữu cơ (chứa C, H, O) trong đó 40% < %mC < 50%. Mặt khác, 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol AgNO3 trong dung dịch amoniac. Công thức cấu tạo có thể có của X là
A. OHC – CHO. B. H – CHO.
C. CH3 – CHO. D. OHC – CH2 – CHO.
Hướng dẫn giải
1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol AgNO3 trong dung dịch amoniac nên X không thể là CH3CHO → Loại C.
Phần trăm theo khối lượng của C trong:
(thỏa mãn).
(không thỏa mãn).
(không thỏa mãn).
→ Chọn A.
Bài toán 2: Phản ứng đốt cháy
Phương pháp giải
Nếu đốt cháy chất hữu cơ (chứa C, H, O) thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic thì nó có thể là:
· Anđehit no đơn chức, mạch hở.
· Ancol không no, chứa một liên kết đôi.
Công thức tổng quát: CnH2nO.
Ví dụ: Đốt cháy hợp chất X no, mạch hở, trong phân tử chỉ có một nguyên tử oxi thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Chất X thuộc loại chất nào? Xác định công thức phân tử của X.
Hướng dẫn giải
Đốt cháy X thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau và X là hợp chất no, có 1 nguyên tử O trong phân tử.
→ X là anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO (n ≥ 1).
Phương trình hóa học:
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit no, đơn chức, mạch hở X cần 17,92 lít khí oxi (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư được 60 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. CH2O. B. C2H4O.
C. C3H6O. D. C4H8O.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,6 ← 0,6 mol
Gọi công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO (n ≥ 1).
Phương trình hóa học:
Ta có phương trình:
→ n = 3.
Vậy công thức phân tử của anđehit là C3H6O.
→ Chọn C.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO2. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,2 mol H2 (Ni, t°), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thì số mol H2O thu được là bao nhiêu?
A. 0,8 mol. B. 0,6 mol.
C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO (n ≥ 1).
Quá trình phản ứng:
Theo (2):
Theo (1):
Theo (3):
→ Chọn B.
V. Bài tập tự luyện dạng 3
Bài tập cơ bản
Câu 1: Một anđehit đơn chức trong phân tử có chứa 36,36% O về khối lượng. Công thức phân tử của anđehit trên là
A. C4H6O. B. C2H4O.
C. C3H6O. D. C4H8O2.
Câu 2: Cho 2,9 gam anđehit X, có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2 = CHCHO. B. CH3CHO.
C. (CHO)2. D. CH3CH2CHO.
Câu 3: Cho 2,2 gam hợp chất đơn chức X chứa C, H, O phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. HCHO. B. CH2 = CHCHO.
C. CH3CHO. D. C2H5CHO.
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CH3CHO và 0,1 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là
A. 216,0 gam. B. 10,8 gam.
C. 64,8 gam. D. 108,0 gam.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức của hai anđehit là
A. CH3CHO và C2H5CHO. B. C2H3CHO và C3H5CHO.
C. C2H5CHO và C3H7CHO. D. HCHO và CH3CHO.
Câu 6: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2CHO. B. CH2 = CHCHO.
C. CH3CHO. D. HCHO.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,6 mol CO2. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,2 mol H2 (Ni, t°), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được số mol nước là
A. 0,8 mol. B. 0,6 mol.
C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
Câu 8: Cho 0,01 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 4,32 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với Na tạo ra 0,1 mol khí. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(OH)CHO. B. OHC – CHO.
C. CH3CHO. D. HCHO.
Câu 9: Cho 10 gam fomalin (dung dịch hòa tan anđehit fomic trong nước) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 54 gam kết tủa (coi hiệu suất phản ứng đạt 100%). Nồng độ phần trăm của anđehit fomic là
A. 37,5%. B. 37,0%.
C. 39,5%. D. 75,0%.
Câu 10: Cho 1,92 gam hỗn hợp X gồm fomanđehit và axetanđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ. Kết thúc thí nghiệm thu được 15,12 gam kết tủa. Thành phần phần trăm số mol fomanđehit có trong X là
A. 40,00%. B. 60,00%.
C. 50,00%. D. 31,25%.
Câu 11: Cho 1,12 lít (đktc) hỗn hợp X gồm propin và anđehit fomic lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 10,2 gam kết tủa. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X là
A. 40% và 60%. B. 68% và 32%.
C. 80% và 20%. D. 25% và 75%.
Câu 12: Chia hỗn hợp X gồm anđehit no, đơn chức, mạch hở thành hai phần bằng nhau :
Phần (1): Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 5,4 gam H2O.
Phần (2): Cho tác dụng hết với H2 dư (Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được V lít CO2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36.
C. 4,48. D. 6,72.
Bài tập nâng cao
Câu 13: Một hỗn hợp gồm hai anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag kim loại (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. HCHO và C2H5CHO. B. C3H7CHO và C4H9CHO.
C. CH3CHO và C2H5CHO. D. CH3CHO và HCHO.
Câu 14: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O, trong đó cacbon chiếm 50% khối lượng. Trong A chỉ có một loại nhóm chức, khi cho 1 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư ta thu được 4 mol Ag. Công thức cấu tạo của A là
A. OHC – (CH2)2 – CHO. B. OHC – CHO.
C. OHC – CH2 – CHO. D. HCHO.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X (CxHyOz) có phân tử khối nhỏ hơn 90. X tham gia phản ứng tráng gương và có thể tác dụng với H2/Ni, t°, sinh ra một ancol có cacbon bậc bốn trong phân tử. Công thức của X là
A. (CH3)3CCH3CHO. B. (CH3)2CHCHO.
C. (CH3)3CCHO. D. (CH3)2CHCH2CHO.
Câu 16: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol X thu được 7,6 gam Y. Biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO. B. HCHO.
C. OHC – CH2 – CHO. D. (CHO)2.
Câu 17: Cho hỗn hợp HCHO và H2 dư đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 11,80 gam. Lấy toàn bộ dung dịch tronng bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,60 gam Ag. Tính khối lượng ancol có trong X và hiệu suất của phản ứng hiđro hóa.
ĐÁP ÁN DẠNG 3
1 – B |
2 – C |
3 – C |
4 – C |
5 – A |
6 – C |
7 – A |
8 – B |
9 – A |
10 – A |
11 – C |
12 – D |
13 – C |
14 – C |
15 – C |
16 – C |
|
|
|
|
Câu 17:
Ta có :
Lại có :
.
Xem thêm