Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường THPT …………. Tổ: ………………….. |
Họ và tên giáo viên
|
|||
BÀI 4 : CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ |
||||
Tuần: |
Tiết: |
Ngày soạn: |
Thời gian thực hiện: 4 tiết |
|
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: HS nghiêm túc, chủ động tìm hiểu về cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
– Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực hóa học
– Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO; Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ vể số lượng phân lớp trong một lớp; Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr (mô hình hành tinh nguyên tử) với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử;
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn; Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
3. Về phẩm chất
– Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Trung thực, thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.
– Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Thiết kế phiếu bài tập, sưu tầm tranh ảnh, video liên quan đến bài dạy.
2. Học sinh
Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi tới lớp.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HS quan sát hình ảnh và đưa ra đáp án của mình. GV đặt vấn đề: Nếu xem một nguyên tử như hệ mặt trời và các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời là các electron và mặt trời là hạt nhân có được không? – Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng sai mà sử dụng câu trả lời đó để dẫn dắt vào nội dung bài học. |
Hình ảnh hệ Mặt Trời cho chúng ta thấy được mô hình hành tinh của một nguyên tử, ở đó, các hành tinh được ví như các electron chuyển động xung quanh hạt nhân là Mặt Trời.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động tìm hiểu sự chuyển động của electron trong nguyên tử
a. Mục tiêu
– Trình bày được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong nguyên tử.
– So sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Liên hệ với sự chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
b. Nội dung
HS làm việc theo nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử, có mô hình hành tinh nguyên tử và mô hình hiện đại nguyên tử. Theo em, trong hai hình dưới đây, hình nào thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử? Câu 2: Quan sát hình 4.1 và 4.2 – SGK trang 26, so sánh điểm giống và khác nhau giữa mô hình hiện đại với mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr. Câu 3: Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây khoảng bao nhiêu phần trăm? Câu 4: Quan sát hình 4.3 – SGK Hoá 10 trang 27, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử. Câu 5: Khái niệm orbital nguyên tử (AO) xuất phát từ mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử? Câu 6: Quan sát hình 4.4 – SGK Hoá 10 trang 27, hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz). |
c. Sản phẩm
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Hình b thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử. Câu 2: Điểm giống nhau: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Điểm khác nhau:
Câu 3: Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây khoảng 10%. Câu 4: Giống nhau: Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân chứa electron nguyên tử. Khác nhau: Orbital là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%. Câu 5: Khái niệm orbital nguyên tử (AO) xuất phát từ mô hình hiện đại nguyên tử. Câu 6: – Điểm giống nhau giữa các orbital p (px; py; pz): đều có dạng hình số tám nổi. – Điểm khác nhau: Sự định hướng trong không gian, cụ thể: + Orbital px có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục x. + Orbital py có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục y. + Orbital pz có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục z. |
d. Tổ chức thực hiện
– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và phương pháp trực quan và kĩ thuật hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Chia lớp thành 5 nhóm. – GV trình chiếu cho HS xem các nội dung sau và yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1. + Video: “The Electron Cloud Model explained”. + Mô hình nguyên tử được xây dựng qua các giai đoạn từ Rutherford – Bohr đến hiện đại.
+ Video: Mô hình hành tinh nguyên tử Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại không gian. + Hình 4.3. Đám mây electron của nguyên tử hydrogen
+ Hình 4.4. Hình dạng của các orbital s và p |
Nhận nhiệm vụ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh và các đoạn video, nghe GV giới thiệu về các nguyên tử, mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford và mô hình hành tinh nguyên tử hiện đại, các dạng orbital. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. |
Thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu học tập số 1. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV mời bất kì HS trong nhóm báo cáo kết quả PHT số 1. Mời các HS trong nhóm đưa ra các câu hỏi thảo luận. |
Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm và đưa ra câu hỏi. |
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức
|
HS nhận xét sản phẩm của nhóm khác. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 19 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 3: Nguyên tố hoá học
Giáo án Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Giáo án Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kỳ và nhóm
Giáo án Bài 7: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Để mua Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/