Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 11: Liên kết ion
Video giải Hóa học 10 Bài 11: Liên kết ion – Kết nối tri thức
Giải hóa học 10 trang 51 Kết nối tri thức
Mở đầu trang 51 Hóa học 10: Hợp chất NaCl nóng chảy ở nhiệt độ cao và có khả năng dẫn điện khi nóng chảy hoặc khi hòa tan trong dung dịch. Yếu tố nào trong phân tử NaCl gây ra các tính chất trên?
Phương pháp giải:
– Tinh thể ion rất bền vững.
– NaCl được hình thành từ 2 ion Na+ và Cl–.
Lời giải:
– Hợp chất ion NaCl rất bền vững nên có nhiệt độ nóng chảy cao.
– Khi hòa tan hoặc nóng chảy, hợp chất tạo ra 2 ion Na+ và Cl– có khả năng dẫn điện.
Giải hóa học 10 trang 52 Kết nối tri thức
I. Sự tạo thành ion
Câu 1 trang 52 Hóa học 10: Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau:
a) Li → Li+ + ?
b) Be → ? + 2e
c) Br + ? → Br–
d) O +2e → ?
Phương pháp giải:
– Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường.
– Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận.
Lời giải:
a) Li → Li+ + 1e
b) Be → Be2+ + 2e
c) Br + 1e → Br–
d) O +2e → O2-
Câu 2 trang 52 Hóa học 10: Viết cấu hình electron của các ion K+, Mg2+, F–, S2-. Mỗi cấu hình đó giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào?
Phương pháp giải:
K (e =19) à K+( e = 18)
Mg (e =12) à Mg2+(e =10)
F (e=9) à F– (e=10)
S (e =16) à S2- (e = 18)
Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.
Lời giải:
K+( e = 18): 1s22s22p63s23p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ar.
Mg2+(e =10): 1s22s22p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ne.
F– (e =10): 1s22s22p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ne.
S2- (e = 18): 1s22s22p63s23p6 => Cấu hình electron giống nguyên tử Ar.
Câu 3 trang 52 Hóa học 10: Vì sao một ion O2- kết hợp được với hai ion Li+?
Phương pháp giải:
Tổng điện tích của các ion hình thành nên hợp chất luôn bằng 0.
Lời giải:
Quá trình tạo thành ion của O và Li:
O + 2e → O2-
Li → Li+ + 1e
Tổng điện tích của các ion hình thành nên hợp chất luôn bằng 0.
II. Sự tạo thành liên kết ion
Câu 4 trang 52 Hóa học 10: Cho các ion: Na+ , Mg2+, O2-, Cl–. Những ion nào có thể kết hợp với nhau tạo thành liên kết ion?
Phương pháp giải:
Liên kết ion thường được tạo thành giữa kim loại điểm hình và phi kim điển hình. Bản chất của liên kết trong hợp chất ion là lực hút tĩnh điện nên số đơn vị điện tích của ion dương ( cation) phải bằng số đơn vị điện tích của ion âm ( anion).
Lời giải:
– Na+ có thể kết hợp với O2- tạo liên kết ion. Cứ 2 ion Na+ kết hợp với 1 ion O2- tạo hợp chất Na2O.
– Na+ có thể kết hợp với Cl– tạo liên kết ion. Cứ 1 ion Na+ kết hợp với 1 ion Cl– tạo hợp chất NaCl.
– Mg2+ có thể kết hợp với O2- tạo liên kết ion. Cứ 1 ion Mg2+ kết hợp với 1 ion O2- tạo hợp chất MgO.
– Mg2+ có thể kết hợp với Cl– tạo liên kết ion. Cứ 1 ion Mg2+ kết hợp với 2 ion Cl– tạo hợp chất MgCl2.
Câu 5 trang 52 Hóa học 10: Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong:
a) Calcium oxide
b) Magnesium chloride.
Phương pháp giải:
Khi kim loại kết hợp với phi kim, kim loại tạo ion dương (cation) và phi kim tạo ion âm (anion). Các ion này tích điện trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
Lời giải:
a) Calcium oxide: Khi kim loại calcium kết hợp với phi kim oxygen, tạo thành các ion Ca2+ và O2-. Các ion này tích điện trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
Quá trình biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử CaO như sau:
Ca → Ca2+ + 2e
O + 2e → O2-
Ca2+ + O2- → CaO
b) Magnesium chloride: Khi kim loại magnesium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Mg2+ và Cl–. Các ion này tích điện trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
Quá trình biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgCl2 như sau:
Cl + 1e → Cl–
Mg → Mg2+ + 2e
Cl + 1e → Cl–
Cl– + Mg2+ + Cl– → MgCl2
Giải hóa học 10 trang 54 Kết nối tri thức
III. Tinh thể ion
Câu 6 trang 54 Hóa học 10: a) Vì sao muối ăn có nhiệt độ nóng chảy cao (8010C)?
b) Hợp chất ion dẫn điện trong trường hợp nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
a)
Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh.
b)
Hợp chất ion rắn không dẫn điện.
Hợp chất ion khi tan trong nước hoặc nóng chảy có khả năng dẫn điện.
Lời giải:
a)
Muối ăn là hợp chất ion, giữa các ion trong tinh thể luôn có lực hút tĩnh điện rất mạnh, liên kết chặt chẽ với nhau nên có nhiệt độ nóng chảy cao.
b)
– Hợp chất ion rắn không dẫn điện.
– Hợp chất ion khi tan trong nước hoặc nóng chảy có khả năng dẫn điện.
Nguyên nhân: Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy nhiên, khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện.
Bài giảng Hóa học 10 Bài 11: Liên kết ion – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Quy tắc Octet
Bài 11: Liên kết ion
Bài 12: Liên kết cộng hóa trị
Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Bài 14: Ôn tập chương 3