Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
CHƯƠNG: OXI – LƯU HUỲNH
Vấn đề 1: Oxi – Lưu huỳnh – Hidro sunfua
Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ phản ứng
1. FeS2 → SO2 → S → H2S → SO2 → SO3 → SO2 → H2SO4 → BaSO4 → SO2 → NaHSO3
2. FeS → H2S → S → NO2; H2S → H2SO4 → CuSO4; H2S → SO2 → HBr
3. NaCl → NaOH → NaCl → Cl2 → S → H2S → H2SO4 → S;
FeCl3 → Fe2(SO4)3
4. Zn → ZnS → H2S → SO2 → H2SO4 → Fe2(SO4)3 → FeCl3
SO2 → S → Al2S3
Dạng 2: Nhận biết chất
PP: Dựa vào các đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau của các chất, từ đó phân biệt chúng với nhau, nên sử dụng các phản ứng hóa học đặc trưng.
Ví dụ: Nhận biết 4 dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4
Giải:
Dùng quỳ tím, dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ là: dung dịch axit HCl và H2SO4
Dung dịch không đổi màu quỳ tím là: NaCl, Na2SO4
Để phân biệt dung dịch HCl và H2SO4 , ta dùng dung dịch BaCl2 , dung dịch nào cho kết tủa trắng là H2SO4, không hiện tượng là HCl.
PTPƯ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.
Để phân biệt dung dịch NaCl và Na2SO4, ta dùng dung dịch BaCl2 , dung dịch nào cho kết tủa trắng là Na2SO4 , không hiện tượng là NaCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
Câu 1: Trình bày pp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:
a/ NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2
b/ HCl, H2SO4, H2SO3
c/ KNO3, KCl,K2SO4,K2CO3
d/ Na2CO3, Na2S, NaCl,Na2SO4
Câu 2: Nhận biết các khí sau:
a/ SO2,SO3, HCl,O2
b/ O2,O3,SO2,SO3
c/ O2, SO2, Cl2, CO2.
d/ Cl2, SO2, CO2, H2S, O2, O3
e/ O2, H2, CO2, HCl.
Dạng 3: Bài toán tỉ khối
Các công thức thường dùng:
– Thành phần phần trăm theo thể tích của khí A trong hỗn hợp
– Thành phần phần trăm theo khối lượng của A trong hỗn hợp
– Tỉ khối của khí A so với khí B:
– Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với khí B:
– Tỉ khối của khí A so với hỗn hợp khí B:
– Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với hỗn hợp khí B:
Khối lượng phân tử trung bình:
A1, A2, A3, … là phân tử khối của các khí A1, A2, A3 có trong hỗn hợp
X1, x2, x3, … là số mol khí ( hoặc thể tích khí)
X1, x2, x3,… có thể là % số mol hoặc % theo thể tích của khí A1, A2, A3, … khi đó: x1 +x2 +x3+…=100%
– Đối với không khí:
Ví dụ 1: Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Tính % thể tích của các khí trong A?
Giải
Gọi thể tích O2 trong 1 lit hỗn hợp là x (lit)
=> thể tích O3 trong 1 lit hỗn hợp là 1-x ( lit)
Ta có:
=> Trong 1 lit hỗn hợp có 0,4 lit O2 và 0,6 lit O3
Vậy % O2 = 0,4*100/1 = 40%
%O3 = 100% – 40% = 60%
Ví dụ 2: 1,12 lit hỗn hợp khí A gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Tính số mol và % theo thể tích từng khí trong hỗn hợp?
Giải
Gọi số mol của NO trong 1 mol hỗn hợp khí là x (mol)
=> Số mol của N2O trong 1 mol hỗn hợp khí là 1-x (mol)
Bài tập tự luyện
Bài 1: Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm ozon và oxi đối với hidro là 22,4. Xác định % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 2: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hidro bằng 18.
a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính % ( theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp).
Bài 3: 5,6 lít hỗn hợp (Z) gồm O2 và Cl2 ở đktc. Tỉ khối của (Z) đối với khí H2 là 29.
a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp
b. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 4: Hỗn hợp (A) gồm có O2 và O3, tỉ khối của (A) đối với H2 là 19,2.
a. Một mol hỗn hợp (A) có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO
b. Tính mol hỗn hợp (A) cần dùng để đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp (B) gồm H2 và CO, biết tỉ khối của B so với H2 là 3,6.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với H2 là 15.
a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).
b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa
Bài 6. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,4. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 27,185.
a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?
b. Tính hiệu suất phản ứng
Xem thêm