Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
OXI – LƯU HUỲNH
Dạng 1. Đơn chất Oxi, lưu huỳnh tác dụng với kim loại.
Phương pháp giải
+ Với Oxi phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa cao hoặc thấp, còn với S phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa thấp hơn.
+ Phương trình phản ứng tổng quát:
2M + xO2 → 2M2Ox.
2M + xS → M2Sx.
+ Phương pháp giải: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố
Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là:
A. 7,4 gam B. 8,7 gam C. 9,1 gam D. 10 gam
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Thông thường.
Gọi a là số mol mỗi kim loại Cu, Al trong hỗn hợp X.
PTPU: 2Cu + O22CuO
a a
4Al + 3O2
a a/2
Ta có: moxit=80a+102a/2=13.1 =>a=0.1 mol
mX= 64.0,1+ 27.0,1 =9,1 gam
Đáp án C.
Cách 2: Dùng bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.
Cách này không cần viết và cân bằng phương trình phản ứng.
Gọi a là số mol mỗi kim loại Cu, Al trong hỗn hợp X.
Bảo toàn nguyên tố Cu và nguyên tố Al
=>
=>Đáp án C.
Ví dụ 2: Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín . Khối lương chất rắn thu được sau phản ứng là :
A. 8,0 gam B. 11,2 gam C. 5,6 gam D. 4,8 gam
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Ta có
=> Đáp án A
Cách 2: Nếu Mg dư, S dư hay cả hai cùng dư thì tất cả các chất sau phản ứng đều là chất rắn. Về nguyên tắc của định luật bảo toàn khối lượng thì tổng khối lượng của nó sẽ bằng tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mặc dù ta không cần biết sau phản ứng chứa những chất nào và với lượng là bao nhiêu.
Bảo toàn khối lượng :
=> Đáp án A
Xem thêm