Giáo án Toán lớp 5 Chia một số thập phân với 10, 100, 1000,…
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Giúp học sinh hiểu quy tắc chia một số TP cho 10, 100, 1000.
2. Kĩ năng.
– Bước đầu thực hành quy tắc chia một số TP cho 10, 100, 1000.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : Bảng phụ – Phấn màu.
2. Học sinh : Thước kẻ, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I.Ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ |
– Hát đầu giờ. – Nêu yêu cầu; đặt tính rồi tính 213,8: 10 89,13 :100 – Chữa bài và hỏi thêm ?Muốn chia một số thập phân cho nột số tự nhiên ta làm thế nào? ? Để phần thập phân ở thương có 4 chữ số con làm thế nào? – Nhận xét. |
– học sinh hát. – 2 HS lên bảng – Nhận xét, bổ sung |
III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: |
– Nêu mục đích tiết học |
– HS lắng nghe |
2. Các hoạt động chính: 2.1 HĐ1.Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 … MT: HS biết thực hiện chia 1 STP cho 10, 100, 1000.. |
Yêu cầu đọc lại phép tính và kết quả 2 phép chia a,b ( giáo viên viết bảng hai phép chia đó) ? Quan sát số bị chia và thương của hai phép chia, không cần thự hiện phép tính, ta tìm ngay được thương bằng cách nào? |
– 1 học sinh đọc – Nghe yêu cầu giáo viên nêu |
|
Tổ chức thảo luận nhóm 2( 1 phút) Gọi báo cáo kết quả Phép tính a 213,8 :10 = 21,38 Giáo viên nhận xét và rút ra nhận xét 1 trong sách giáo khoa ? Khi chuyển dấu phẩy của số bị chia sang trái1 chử số, giá trị của số bị chia sẽ như thế nào? ? Khi giá trị của một số thập phân bị giảm đi 10 lần đó là kết quả của phép chia nào? ? Muốn chia một số thập phân cho 10 ta làm như thế nào? Phép tính b 89,13 : 100 = 0,8913 Giáo viên nhận xét và rút ra nhận xét 2 trong sách ?Vì sao lại chuyển dấu phấy của số bị chia sang trái 2 chữ số? ? Giá trị một số bị chia giảm đi 100 nó sẽ là thương của phép tính nào? ? Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào? Tại sao ở thương có chữ số 0? * Lưu ý: Khi dịch chuyển vị trí đấu phẩy nếu hàng nào còn thiếu ta viết thêm các chữ số 0 |
– Thảo luận nhóm 2 – Đại diện nhóm báo cáo – Nhóm khác nhận xét, bổ sung – Giảm đi 10 lần – Chia một số thập phân cho 10 – 1, 2 học sinh nêu Đại diện mhóm báo cáo – Nhóm khác nhận xét, bổ sung – Vì khi chuyển dấu phẩy của số bị chia sang trái2 chữ số giá trị của số bị chia giảm đi 100 lần – 1 học sinh trả lời – 1,2 học sinh nêu – Học sinh giải thích |
2.2. HĐ2: Quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000… MT: HS nắm được quy tắc chia một STP cho 10, 10, 1000… |
Đưa ví dụ: 971,35 :1000 – Yêu cầu học sinh nhẩm ngay kết quả – Gọi nhận xét – Kiểm tra lại kết quả phép chia đó bằng cách thực hiện phép tính – Chốt cách tính đúng ? Muốn chia một số thập phân cho 1000 ta làm như thế nào? ? Muốn chia một số thập phân cho10, 100, 1000 ta làm như thế nào? Giáo viên treo bảng phụ quy tắc ? Bài học cung cấp cho con kiến thức gì? Giáo viên ghi tên bài học |
– Lớp nhẩm – 1 học sinh nêu kết quả và cách tính – Nhận xét, bổ sung – Lớp làm nháp và nêu kết quả – 1,2 học sinh nêu – 1,2 học sinh nêu – 1 học sinh đọc lại – 1 học sinh trả lời – Học sinh ghi vở |
2.3. HĐ3: Luyện tập thực hành: |
||
Bài1: MT: Rèn kĩ năng tính nhẩm chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 |
– Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề – Tổ chức làm bài cá nhân – Chữa bài, treo 2 bảng phụ viết bài 1 – Nhận xét kết quả, lưu ý học sinh trường hợp 0,65:10; 2,23 : 100; 13,96 : 1000 |
– 1 Học sinh – Nhẩm nhanh vào sách giáo khoa – 2 học sinh thi nhẩm nhanh – Lớp nhận xét kết quả |
Bài 2: MT: Tìm mối quan hệ giữa chia 1 số thập phân cho 10,100 với nhân số thập phân đó với 0,1; 0,01; |
– Đọc yêu cầu – Tổ chức làm bài cá nhân – Chữa bài. |
– 1 học sinh – Cá nhân làm bài vào vở, 2 học sinh làm bảng phụ – Đọc bài làm – Nhận xét kết quả |
? Nêu cách nhân một số thập phân với0,1 ;0,01; ?Qua phần a, b rút ra nhận xét gì? ? Vì sao? Yêu cầu học sinh thao luận nhóm 2 – Nhận xét, chốt kiến thức bài |
– Học sinh trả lời – 2 hsinh nhận xét – Thảo luận nhóm 2 – Đại diện một nhóm báo các – Nhận xét |
|
Bài 3: MT: Rèn kĩ năng giải toán dạng bài: Tìm phân số của một số |
– GV gọi 1 HS đọc đề bài toán – Tóm tắt, ghi bảng – Tổ chức làm bài cá nhân. |
– 1 HS đọc đề bài – 1 học sinh nêu – Lớp làm vở – 1 học sinh làm bảng phụ |
– Chữa bài – Nhận xét, chốt kết quả đúng |
– Đọc bài làm – Nhận xét, bổ sung cách tìm số gạo đã lấy ra, bổ sung cách giải khác |
|
IV. Củng cố
V. Dặn dò. |
– Yêu cầu hs nhắc lại nội dung tiết học. – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu HS nắm vững và hiểu nội dung bài học. |
– 1,2 học sinh trả lời. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Xem thêm