Bài tập Toán 5 Bài 123: Cộng số đo thời gian
A. Bài tập Cộng số đo thời gian
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
7 năm 8 tháng + 15 năm 6 tháng = năm tháng.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó: 7 năm 8 tháng + 15 năm 6 tháng = 23 năm 2 tháng.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 23; 2.
Câu 2: Bạn Voi nói: “9 ngày 9 giờ + 5 ngày 17 giờ = 15 ngày 6 giờ”. Vậy bạn Voi nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy 9 ngày 9 giờ + 5 ngày 17 giờ = 15 ngày 2 giờ
Như thế bạn Voi nói sai.
Câu 3: Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết 20 phút 18 giây, quãng đường thứ hai đi hết 18 phút 35 giây. Hỏi người đó đi cả hai quãng đường hết bao nhiêu thời gian?
A. 38 phút 52 giây
B. 38 phút 53 giây
C. 39 phút 52 giây
D. 39 phút 53 giây
Thời gian người đó đi cả hai quãng đường đó là:
20 phút 18 giây + 18 phút 35 giây = 38 phút 53 giây
Đáp số: 38 phút 53 giây.
Câu 4: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
5 giờ 48 phút + 1 giờ 35 phút … 7 giờ 13 phút
A. >
B. <
C. =
Ta có: 5 giờ 48 phút + 1 giờ 35 phút = 6 giờ 83 phút.
Mà 83 phút = 60 phút + 23 phút = 1 giờ 23 phút.
Do đó, 6 giờ 83 phút = 7 giờ 23 phút.
Lại có: 7 giờ 23 phút > 7 giờ 13 phút
Vậy 5 giờ 48 phút + 1 giờ 35 phút > 7 giờ 13 phút.
Câu 5: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
3 năm 8 tháng + 6 năm 9 tháng … 8 năm 3 tháng + 2 năm 2 tháng
A. >
B. <
C. =
Ta có: 3 năm 8 tháng + 6 năm 9 tháng = 9 năm 17 tháng = 10 năm 5 tháng
(Vì 17 tháng = 12 năm + 5 tháng = 1 năm 5 tháng)
8 năm 3 tháng + 2 năm 2 tháng = 10 năm 5 tháng
Mà 10 năm 5 tháng = 10 năm 5 tháng
Nên 3 năm 8 tháng + 6 năm 9 tháng = 8 năm 3 tháng + 2 năm 2 tháng.
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống:
18 giây + 25 giây =
giây
Ta có: 18 giây + 25 giây = 43 giây.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 43.
Câu 7: Tính: 35 phút + 49 phút
A. 84 phút
B. 1 giờ 24 phút
C. 1,4 giờ
D. Cả A, B, C đều đúng.
Ta có: 35 phút + 49 phút = 84 phút = 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Cho phép tính như sau:
Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là:
A. 10; 40
B. 10; 41
C. 9; 40
D. 9; 41
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 10; 41.
Câu 9: Tính:
11 phút 25 giây + 2 phút 50 giây = …
A. 13 phút 65 giây
B. 13 phút 15 giây
C. 14 phút 15 giây
D. 14 phút 75 giây
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy 11 phút 25 giây + 2 phút 50 giây = 14 phút 15 giây.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Lúc 7 giờ 45 phút một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đi từ A đến B hết 2 giờ 20 phút. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?
Xe máy đến B lúc:
7 giờ 45 phút + 2 giờ 20 phút = 9 giờ 65 phút = 10 giờ 5 phút
Đáp số: 10 giờ 5 phút.
Câu 2: Tính:
3 năm 6 tháng + 12 năm 7 tháng + 5 năm 9 tháng.
3 năm 6 tháng + 12 năm 7 tháng + 5 năm 9 tháng
= 15 năm 13 tháng + 5 năm 9 tháng
= 16 năm 1 tháng + 5 năm 9 tháng (vì 13 tháng = 1 năm 1 tháng)
= 21 năm 10 tháng
Câu 3: Trang làm xong bài tập về nhà hết 1 giờ 25 phút. Lan làm xong bài tập đó lâu hơn Trang là 0,2 giờ . Hỏi Lan làm xong bài tập đó hết bao nhiêu thời gian?
Đổi 0,2 giờ = 12 phút
Thời gian Lan làm xong bài tập đó là:
1 giờ 25 phút + 12 phút = 1 giờ 37 phút.
Đáp số: 1 giờ 37 phút.
Câu 4:
Lúc 7 giờ 15 phút Tùng bắt đầu từ nhà đi ra bến xe. Tùng đi từ nhà lên bến xe hết 15 phút, sau đó Tùng lên ô tô và về quê. Biết rằng thời gian Tùng đi xe ô tô nhiều hơn thời gian Tùng đi từ nhà lên bến xe là 2,8 giờ.
Vậy Tùng về quê lúc giờ phút.
Đổi 2,8 giờ = 2 giờ 48 phút.
Thời gian Tùng đi xe ô tô là:
15 phút + 2 giờ 48 phút = 2 giờ 63 phút = 3 giờ 3 phút
Thời gian Tùng đi từ nhà về đến quê là:
15 phút + 3 giờ 3 phút = 3 giờ 18 phút
Tùng về đến quê lúc:
7 giờ 15 phút + 3 giờ 18 phút = 10 giờ 33 phút
Đáp số: 10 giờ 33 phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 10; 33.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Năm 1942, nhà thám hiểm Cri-xto-Phơ Cô- lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. Năm 1961, I-u-ri Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Hỏi hai sự kiện trên cách nhau bao nhiêu năm?
Câu 2: Nam Anh đi từ nhà đến điểm xe buýt hết 5 phút, sau đó đi xe buýt đến trường hết 30 phút 18 giây. Hỏi Nam Anh đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?
Câu 3: Một ô tô đi từ Nam Định lúc 13 giờ 35 phút và đến Ninh Bình lúc 15 giờ 10 phút. Hỏi ô tô đó đi từ Nam Định tới Ninh Bình hết bao nhiêu thời gian (không tính thời gian nghỉ)? Biết rằng trên đường đi ô tô có dừng lại nghỉ 15 phút để đổ xăng.
B. Lý thuyết Cộng số đo thời gian
Phương pháp chung:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
– Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .