Giải Toán lớp 1 Bài 3 Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau SGK Kết nối tri thức tập 1
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lý thuyết cần nhớ
– Biết so sánh số lượng, sử dụng từ “bằng” và dấu “ =” để so sánh các số.
– Nhận biết được khái niệm nhiều hơn, ít hơn, hơn, kém thông qua hình ảnh và các đồ vật.
– Cách so sánh 1-1 giữa hai đại lượng để xác định đại lượng nhiều hơn, ít hơn.
Dạng 1: Xác định đại lượng bằng nhau.
– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.
– Nếu hai đại lượng đó không thừa, không thiếu thì chúng bằng nhau.
Dạng 2: Xác định đại lượng nhiều hơn.
– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.
– Nếu đại lượng nào còn thừa ra thì ta nói đại lượng đó nhiều hơn.
Dạng 3: Xác định đại lượng ít hơn.
– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.
– Nếu đại lượng nào bị thiếu (không đủ) thì ta nói đại lượng đó ít hơn.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Em hãy cho biết hình tròn với hình vuông cho dưới đây, hình nào nhiều hơn?
Hướng dẫn giải
Ta thấy số hình vuông nhiều hơn số hình tròn.
Câu 2: Em hãy cho biết hình tròn với hình vuông cho dưới đây, hình nào ít hơn?
Hướng dẫn giải
Ta thấy số hình vuông ít hơn số hình tròn.
Câu 3: Bụi hoa bên nào nhiều bướm hơn?
Hướng dẫn giải
Bụi hoa bên trái có nhiều bướm hơn bụi hoa bên trái
3. Bài tập SGK
3.1. Giải hoạt động câu 1 trang 20 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn?
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi chú bướm và mỗi bông hoa với nhau.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không con thừa chú bướm hay bông hoa nào thì số bướm và số hoa bằng nhau.
+ Nếu có chú bướm thừa ra thì số bướm nhiều hơn số hoa.
+ Nếu có bông hoa thừa ra thì số bướm ít hơn số hoa.
Lời giải chi tiết:
Số bướm nhiều hơn số bông hoa.
3.2. Giải hoạt động câu 2 trang 21 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Câu nào đúng?
a) Số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
b) Số đồ vật nhiều hơn số ổ cắm.
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi đồ vật với mỗi ổ cắm.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không con thừa đồ vật hay ổ cắm nào thì số đồ vật và số ổ cắm bằng nhau.
+ Nếu có ổ cắm thừa ra thì số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
+ Nếu có đồ vật thừa ra thì số ổ cắm ít hơn số đồ vật.
Lời giải chi tiết:
Có 5 ổ cắm và 4 đồ vật.
Số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
Vậy câu a đúng.
3.3. Giải hoạt động câu 3 trang 21 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Câu nào đúng?
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối giữa số chim, số mèo và số cá.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không còn thừa con vật nào nào thì số chim, số cá và số mèo bằng nhau.
+ Nếu có con chim thừa ra thì số con chim nhiều hơn số con cá và nhiều hơn số con mèo.
+ Nếu có con cá thừa ra thì số con cá nhiều hơn số con chim và nhiều hơn số con mèo.
+ Nếu có con mèo thừa ra thì số con mèo nhiều hơn số con cá và nhiều hơn số con chim.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình vẽ có 3 con chim, 3 con cá và 2 con mèo.
+ Số mèo ít hơn số chim.
+ Số cá nhiều hơn số mèo.
Vậy số chim bằng số cá.
Vậy câu b đúng.
3.4. Giải luyện tập câu 1 trang 22 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Câu nào đúng?
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi con sâu với mỗi chiếc lá.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không còn thừa con sâu và chiếc lá nào thì số sâu và số lá bằng nhau.
+ Nếu có con sâu thừa ra thì số sâu nhiều hơn số lá.
+ Nếu có chiếc lá thừa ra thì số sâu ít hơn số lá.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy có 5 con sâu và 6 chiếc lá.
Vậy số lá nhiều hơn số sâu.
Câu b đúng.
3.5. Giải luyện tập câu 2 trang 22 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Số nấm nhiều hơn hay số nhím nhiều hơn?
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi con nhím với mỗi cây nấm.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không còn thừa con nhím và cây nấm nào thì số nhím và số nấm bằng nhau.
+ Nếu có con nhím thừa ra thì số nhím nhiều hơn số nấm.
+ Nếu có cây nấm thừa ra thì số nhím ít hơn số nấm.
Lời giải chi tiết:
Có 7 cây nấm và 4 chú nhím.
Vậy số nấm nhiều hơn số nhím.
3.6. Giải luyện tập câu 3 trang 23 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Chọn câu trả lời đúng:
Cho thêm cà rốt để:
a) Số cà rốt bằng số bắp cải.
b) Số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
Phương pháp giải:
Các em học sinh thử mỗi đáp án có trong đề bài, sau đó tìm đáp án phù hợp với mỗi câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Số cà tốt bằng số bắp cải.
Đáp án A:
Số cà rốt bằng số bắp cải.
Đáp án B:
Số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
→ Đáp án đúng là đáp án A.
b) Số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
Đáp án A:
Số cà rốt bằng số bắp cải.
Đáp án B:
Số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
→ Đáp án đúng là đáp án B.
3.7. Giải luyện tập câu 4 trang 23 SGK Toán 1 tập 1 KNTT
Câu nào đúng?
a) Số vịt dưới nước nhiều hơn số vịt trên bờ.
b) Số vịt trên bờ ít hơn số mèo.
c) Số mèo bằng số vịt.
Phương pháp giải:
Các em học sinh sử dụng phép nối để nối giữa số vịt dưới nước, số vịt trên bờ và số mèo.
Sau khi thực hiện nối, nếu:
+ Không còn thừa con vật nào nào thì số vịt dưới nước, số vịt trên bờ và số mèo bằng nhau.
+ Nếu có con vịt dưới nước thừa ra thì số vịt dưới nước nhiều hơn số vịt trên bờ và nhiều hơn số con mèo.
+ Nếu có con vịt trên bờ thừa ra thì số vịt trên bờ nhiều hơn số vịt dưới nước và nhiều hơn số con mèo.
+ Nếu có con mèo thừa ra thì số con mèo nhiều hơn số số vịt trên bờ và nhiều hơn số vịt dưới nước.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình vẽ ta thấy: có 1 con mèo, 3 con vịt dưới nước và 2 con vịt trên bờ.
Vậy số vịt dưới nước nhiều hơn số vịt trên bờ.
Vậy câu a đúng.