Giải Toán lớp 1 bài Các phép tính dạng 12 + 3, 15 – 3 SGK Chân trời sáng tạo
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lý thuyết cần nhớ
– Cộng trừ số có hai chữ số trong phạm vi 20 với số có một CS. (dựa vào bảng cộng/trừ trong PV 10. Dựa vào cách đếm thêm, đếm bớt)
– Nhận biết tính giao hoán của phép cộng, quan hệ cộng – trừ trong trường hợp cụ thể.
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Thực hiện phép cộng theo hàng dọc hoặc hàng ngang.
Dạng 2: Tính nhẩm
Thực hiện phép cộng (không nhớ) có dạng 12 + 3, 15 – 3 theo hàng ngang mà không cần đặt tính:
– Lấy các chữ số hàng đơn vị cộng với nhau.
– Giữ nguyên chữ số 1 ở hàng chục.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tính nhẩm:
a) 18 – 4
b) 12 + 3
Hướng dẫn giải
a) Em nhẩm: 8 – 4 = 4, giữ nguyên chữ số 1 ở hàng chục
Vậy 18 – 4 = 14
b) Em nhẩm: 2 + 3 = 5, giữ nguyên chữ số 1 ở hàng chục
Vậy 12 + 3 = 15
Câu 2: Tính
13 + 4 = 11 + 5 =
17 – 4 = 16 – 5 =
Hướng dẫn giải
13 + 4 = 17 11 + 5 = 16
17 – 4 = 13 16 – 5 = 11
Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.
3. Bài tập SGK
3.1. Giải Luyện tập câu 1 trang 91 SGK Toán 1 CTST
Tính:
12 + 5
13 + 6
17 – 5
18 – 4
Phương pháp giải:
+ Phép tính có dạng 12 + 3:
Để thực hiện phép tính có dạng 12 + 3, các em học sinh sử dụng động tác tay thể hiện gộp, nói: có 12 thêm 3 được 15.
Ngoài ra các em học sinh có thể sử dụng cách tính:
Tách 12 được 10 và 2. 2 cộng 3 bằng 5
10 cộng 5 bằng 15. Vậy 12 cộng 3 bằng 15
+ Phép tính có dạng 15 – 3:
Để thực hiện phép tính có dạng 15 – 3, các em học sinh sử dụng động tác tay thể hiện gộp, nói: 15 bớt 3 còn 12.
Ngoài ra các em học sinh có thể sử dụng cách tính:
Tách 15 được 10 và 5. 5 trừ 3 bằng 2.
10 cộng 2 bằng 12. Vậy 15 trừ 3 bằng 12
Lời giải chi tiết:
12 + 5 = 17
13 + 6 = 19
17 – 5 = 12
18 – 4 = 14
3.2. Giải Luyện tập câu 2 trang 91 SGK Toán 1 CTST
a) Cộng bằng cách đếm thêm.
15 + 3
b) Trừ bằng cách đếm bớt.
19 – 3
Phương pháp giải:
+ Các em học sinh sử dụng cách đếm thêm để thực hiện các phép cộng có trong đề bài.
Ví dụ:
Thực hiện phép cộng 4 + 2.
Các em thực hiện đếm tiếp từ 4 đó là: Bốn, năm, sáu.
Vậy ta được 4 + 2 = 6
+ Các em học sinh sử dụng cách đếm bớt để thực hiện các phép cộng có trong đề bài.
Ví dụ:
Thực hiện phép cộng 4 – 2.
Các em thực hiện đếm bớt từ 4 đó là: Bốn, ba, hai.
Vậy ta được 4 – 2 = 2
Lời giải chi tiết:
a) 15 + 3
Các em thực hiện đếm tiếp từ 15 đó là: Mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám.
Vậy ta được 15 + 3 = 18
b) 19 – 3
Các em thực hiện đếm bớt từ 19 đó là: Mười chín, mười tám, mười bảy, mười sáu.
Vậy ta được 19 – 3 = 16
3.3. Giải Luyện tập câu 3 trang 91 SGK Toán 1 CTST
Tính để biết mỗi con vật sống ở đâu.
Phương pháp giải:
+ Các em học sinh sử dụng kiến thức đã được học về phép cộng và phép trừ để tính sau đó cho biết mỗi con vật sống ở đâu.
+ Nếu phép tính có kết quả bằng 15, con vật đó thường sống quanh nhà do con người nuôi.
+ Nếu phép tính có kết quả bằng 12, con vật đó thường sống ở rừng.
Lời giải chi tiết:
Thực hiện phép tính có:
18 – 6 = 12
→ Con sói thường sống ở rừng.
17 – 2 = 15
→ Con lợn thường sống quanh nhà do con người nuôi.
10 + 2 = 12
→ Con vịt trời thường sống ở rừng.
10 + 5 = 15
→ Con chó thường sống quanh nhà do con người nuôi.
12 + 0 = 12
→ Con lợn lòi thường sống ở rừng.
18 – 3 = 15
→ Con vịt thường sống quanh nhà do con người nuôi.