Câu hỏi:
Trả lời:
Ta có thể đưa ra 1 số ví dụ sau:Ví dụ 1: Hai số nguyên khác dấu là: 5 và -7. Khi đó tổng của chúng là 5 + (-7) = -(7 -5) = -2 (do 7 > 2) là số âmVí dụ 2: Hai số nguyên khác dấu là: 9 và -4. Khi đó tổng của chúng là 9 + (-4) = 9 – 4 = 5 (do 9 > 4) là số dươngVí dụ 3: Hai số nguyên khác dấu là: 4 và -4. Khi đó tổng của chúng là 4 + (-4) = 0 (đây là tổng của hai số đối nhau)Từ 3 ví dụ trên, ta nhận thấy tổng của hai số nguyên khác dấu có thể là số âm, có thể là số dương, có thể là 0.Do vậy không thể kết luận chính xác được là số dương hay số âm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Câu hỏi:
Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Trả lời:
Vì từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A ta được điểm A biểu diễn số -3.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Câu hỏi:
Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Trả lời:
Vì từ điểm A (điểm biểu diễn số -3) di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B. Do đó điểm B biểu diễn số -8.Mà B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5) nên (-3) + (-5) = -8
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Câu hỏi:
Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Trả lời:
Ta có: (- 12) + (- 48) = – (12 + 48) = -60;Ta có: (- 236) + (- 1 025) = – (236 + 1 025) = – 1 261.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Câu hỏi:
Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Trả lời:
Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A. Do đó A nằm ở độ cao:(-135) + (-45) = – (135 + 45) = – 180 (mét)Vậy điểm A nằm ở độ cao – 180 mét.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Câu hỏi:
Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Trả lời:
+) Hai điểm 4 và -4 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 4 là -4.+) Hai điểm 5 và -5 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -5 là 5.+) Hai điểm 9 và -9 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 9 là -9.+) Hai điểm 11 và -11 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -11 là 11.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====