Câu hỏi:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.
A. 0
B. 1
Đáp án chính xác
C. 2
D. 3
Trả lời:
Đáp án BPhát biểu a) là sai. Chẳng hạn a = 9, b = 10 là hai số nguyên dương thì a – b = 9 – 10 = 9 + (-10) = -(10 – 9) = -1 là một số nguyên âm.Phát biểu b) là sai. Chẳng hạn a = – 122 và b = – 133 là hai số nguyên âm thì a – b = (-122) – (-133) = (-122) + 133 = 133 – 122 = 11 là một số nguyên dương.Phát biểu c) là đúng. Với số nguyên a thì 0 – a = 0 + (-a) = (-a) là số đối của số nguyên a.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10).
Câu hỏi:
Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10).
Trả lời:
(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10) = – 23 – 15 + 23 + 5 – 10= (-23 + 23) + (-15 + 5 – 10)= 0 + ( -10 – 10 )= 0 + ( -20) = 0 – 20 = -20.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính và so sánh kết quả của:a) 4 + (12 – 15) và 4 + 12 – 15;b) 4 – (12 – 15) và 4 – 12 + 15.
Câu hỏi:
Tính và so sánh kết quả của:a) 4 + (12 – 15) và 4 + 12 – 15;b) 4 – (12 – 15) và 4 – 12 + 15.
Trả lời:
a) Ta có: 4 + (12 – 15) = 4 + (- 3) = 4 – 3 = 1 4 + 12 – 15 = 16 – 15 = 1Vì 1 = 1 nên 4 + (12 – 15) = 4 + 12 – 15Vậy 4 + (12 – 15) = 4 + 12 – 15.b) Ta có: 4 – (12 – 15) = 4 – [- (15 – 12)] = 4 – (- 3) = 4 + 3 = 74 – 12 + 15 = – (12 – 4) + 15 = (- 8) + 15 = 15 – 8 = 7Vì 7 = 7 nên 4 – (12 – 15) = 4 – 12 + 15.=
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
Câu hỏi:
Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
Trả lời:
Nhận xét:+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” + ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc được giữ nguyên.+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” – ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc thay đổi: dấu ” + ” đổi thành ” – ” và dấu ” – ” đổi thành ” + “.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:a) (-385 + 210) + (385 – 217); b) (72 – 1 956) – (-1 956 + 28).
Câu hỏi:
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:a) (-385 + 210) + (385 – 217); b) (72 – 1 956) – (-1 956 + 28).
Trả lời:
a) (-385 + 210) + (385 – 217) = – 385 + 210 + 385 – 217 (bỏ ngoặc tròn)= (- 385 + 385) – (217 – 210) = 0 – 7 = – 7b) (72 – 1 956) – (-1 956 + 28)= 72 – 1 956 + 1 956 – 28 (bỏ ngoặc tròn)= (1 956 – 1 956) + (72 – 28)= 0 + 44 = 44
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính một cách hợp lí:a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22).
Câu hỏi:
Tính một cách hợp lí:a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22).
Trả lời:
a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17 = (12 – 15) + (13 – 16) + (14 – 17) = (-3) + (-3) + (-3) = – (3 + 3 + 3) = – 9b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22) = 35 – 17 -25 + 7 – 22 = (35 – 25) – (17 – 7) – 22 = 10 – 10 – 22 = 0 – 22 = – 22.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====