Câu hỏi:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều rộng 10 m. Người ta phân ra các khu vực trồng hoa, bày tiểu cảnh và thư giãn như hình vẽ. Biết hoa sẽ được trồng trong khu vực hình bình hành EBFD.a) Tình diện tích mảnh vườn và tổng diện tích bày tiểu cảnh và thư giãn.b) Người chủ vườn đã thuê người về trồng hoa với chi phí mỗi mét vuông là 80 000 đồng. Tính số tiền công phải chi trả cho việc trồng hoa.
Trả lời:
Lời giải:a) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:15 . 10 = 150 (m2)Hình bình hành EBFD có cạnh DF = 5 m và chiều cao ứng với cạnh DF chính bằng chiều rộng hình chữ nhật ABCD và bằng 10 m.Diện tích hình bình hành EBFD hay chính là diện tích phần vườn trồng hoa là: 5 . 10 = 50 (m2)Vậy diện tích bày tiểu cảnh và thư giãn là:150 – 50 = 100 (m2)b) Vì chi phí trồng hoa cho mỗi mét vuông là 80 000 đồng.Nên số tiền công phải chi trả cho việc trồng hoa là:50 . 80 000 = 4 000 000 (đồng).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8 ta viết:
Câu hỏi:
Để viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8 ta viết:
A. M = {3; 4; 5; 7; 8}
B. M = {x ∈ N| 2 < x ≤ 8}>
Đáp án chính xác
C. M = {x ∈ N| 3 ≤ x < 8}>
D. Cả 3 ý A, B và C đều đúng.
Trả lời:
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8 là: 3, 4, 5, 6, 7, 8.Để viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8 ta có thể viết bằng 2 cách:+ Liệt kê các phần tử của tập hợp: M = {3; 4; 5; 6; 7; 8}; + Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng: M = {x ∈ | 2 < x ≤ 8}.Vậy chỉ có đáp án B là đúng.Chọn đáp án B.>
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc là:
Câu hỏi:
Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc là:
A. Lũy thừa → cộng, trừ → nhân, chia
B. Lũy thừa → nhân, chia → cộng, trừ
Đáp án chính xác
C. Nhân, chia → cộng, trừ → lũy thừa
D. Cộng, trừ → lũy thừa → nhân, chia.
Trả lời:
Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc là: Lũy thừa → nhân, chia → cộng, trừ Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp X các số tự nhiên nhỏ hơn 6 và là ước của 8 là:
Câu hỏi:
Tập hợp X các số tự nhiên nhỏ hơn 6 và là ước của 8 là:
A. X = {0; 1; 2}
B. X = {0; 1; 2; 4}
C. X = {1; 2; 4}
Đáp án chính xác
D. X = {2; 4}.
Trả lời:
Ư(8) = {1; 2; 4; 8}Tập hợp X các số tự nhiên nhỏ hơn 6 và là ước của 8 là: X = {1; 2; 4}Chọn đáp án C.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số sau, số nào là số nguyên tố: 2; 4; 13; 19; 25; 31.
Câu hỏi:
Trong các số sau, số nào là số nguyên tố: 2; 4; 13; 19; 25; 31.
A. 2; 4; 13; 19; 31
B. 2; 13; 19; 31
Đáp án chính xác
C. 4; 13; 19; 25; 31
D. 2; 4; 13; 19
Trả lời:
Các số nguyên tố trong các số trên là: 2; 13; 19; 31 vì các số này đều lớn hơn 1 và mỗi số chỉ có đúng 2 ước là 1 và chính nó.Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hình tam giác đều có mỗi góc bằng:
Câu hỏi:
Hình tam giác đều có mỗi góc bằng:
A. 60°
Đáp án chính xác
B. 90°
C. 120°
D. 180°
Trả lời:
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau và bằng 60°.
Chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====