Câu hỏi:
Cho n điểm phân biệt (n > 1). Biết rằng, số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong n điểm đã cho bằng 78. Tìm n.
Trả lời:
Lời giải
Số đoạn thẳng có 2 đầu mút là 2 trong n điểm đã cho là: \(C_n^2 = \frac{{n!}}{{2!\left( {n – 2} \right)!}}\).
Theo đề, ta có số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong n điểm đã cho bằng 78.
Tức là, \(\frac{{n!}}{{2!\left( {n – 2} \right)!}} = 78\).
Suy ra \(\frac{{\left( {n – 2} \right)!.\left( {n – 1} \right).n}}{{2.\left( {n – 2} \right)!}} = 78\).
Khi đó \(\frac{{\left( {n – 1} \right).n}}{2} = 78\).
Do đó n2 – n = 156.
Vì vậy n2 – n – 156 = 0.
Suy ra n = 13 hoặc n = –12.
Vì n > 1 nên ta nhận n = 13.
Vậy n = 13 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n. Mỗi tổ hợp chập k của n phần tử đó là:
A. Tất cả kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.
B. Một tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.
C. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.
D. Tất cả tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.
Câu hỏi:
Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n. Mỗi tổ hợp chập k của n phần tử đó là:
A. Tất cả kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.
B. Một tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.
C. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.
D. Tất cả tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là B
Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.
Mỗi tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đó.
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. \(C_n^k = \frac{{A_n^k}}{{k!}}\).
B. \(C_n^k = C_n^{n – k}\).
C. \(C_n^k = \frac{{A_n^k}}{{\left( {n – k} \right)!}}\).
D. \(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n – k} \right)!}}\).
Câu hỏi:
Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. \(C_n^k = \frac{{A_n^k}}{{k!}}\).
B. \(C_n^k = C_n^{n – k}\).
C. \(C_n^k = \frac{{A_n^k}}{{\left( {n – k} \right)!}}\).
D. \(C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n – k} \right)!}}\).Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là B
Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n.
Ta có \(C_n^k = \frac{{A_n^k}}{{k!}} = C_n^k = \frac{{n!}}{{k!\left( {n – k} \right)!}}\).
Do đó phương án A, D đúng.
Theo tính chất của các số \(C_n^k\), ta có \(C_n^k = C_n^{n – k}\).
Do đó phương án B đúng.
Suy ra phương án C sai.
Vậy ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong 10 điểm phân biệt.
Câu hỏi:
Tính số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong 10 điểm phân biệt.
Trả lời:
Lời giải
Mỗi đoạn thẳng tương ứng với một cặp điểm (không tính thứ tự) chọn trong 10 điểm phân biệt đã cho.
Mỗi cách chọn 2 trong 10 điểm phân biệt là một tổ hợp chập 2 của 10.
Số cách chọn 2 trong 10 điểm phân biệt là: \(C_{10}^2 = 45\) (cách chọn).
Vậy có 45 đoạn thẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính số đường chéo của một đa giác lồi có 12 đỉnh.
Câu hỏi:
Tính số đường chéo của một đa giác lồi có 12 đỉnh.
Trả lời:
Lời giải
Đa giác lồi có 12 đỉnh thì có 12 cạnh.
Số cách chọn 2 đỉnh trong 12 đỉnh là một tổ hợp chập 2 của 12.
Suy ra số cách chọn 2 đỉnh trong 12 đỉnh là: \(C_{12}^2\) (cách chọn).
Vậy số đường chéo cần tìm là \(C_{12}^2 – 12 = 54\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho đa giác lồi n đỉnh (n > 3). Biết rằng, số đường chéo của đa giác đó là 170. Tìm n.
Câu hỏi:
Cho đa giác lồi n đỉnh (n > 3). Biết rằng, số đường chéo của đa giác đó là 170. Tìm n.
Trả lời:
Lời giải
Số đường chéo của đa giác lồi n đỉnh là một cặp đỉnh (không tính n cạnh) được chọn trong n đỉnh của đa giác lồi nên ta có \(C_n^2 – n = \frac{{n!}}{{2!.\left( {n – 2} \right)!}} – n\).
Theo đề, ta có số đường chéo của đa giác đó là 170.
Tức là, \(\frac{{n!}}{{2!.\left( {n – 2} \right)!}} – n = 170\).
Suy ra \(\frac{{\left( {n – 2} \right)!.\left( {n – 1} \right).n}}{{2.\left( {n – 2} \right)!}} – n = 170\).
Khi đó (n – 1).n – 2n = 340.
Vì vậy n2 – 3n – 340 = 0.
Suy ra n = 20 hoặc n = –17.
Vì n > 3 nên ta nhận n = 20.
Vậy n = 20 là giá trị cần tìm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====