Giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 97, 98, 99 Bài 26 Đường gấp khúc. Hình tứ giác
Video giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 97, 98, 99 Bài 26 Đường gấp khúc. Hình tứ giác – Kết nối tri thức
Bài 26 Tiết 1 trang 97 – 98 Tập 1
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 97 Bài 1: Viết tên đường gấp khúc vào chỗ chấm.
a)
Đường gấp khúc ………
b)
Đường gấp khúc ………
Trả lời:
Quan sát hình vẽ trên, em thấy:
a) Đường gấp khúc MNPQ
b) Đường gấp khúc ABCDE
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 97 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trong hình vẽ bên có …… hình tứ giác.
Trả lời:
Em đếm thấy:
Trong hình vẽ bên có 8 hình tứ giác.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 97 Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
Trả lời:
Để tính độ dài đường gấp khúc MNPQ, em thực hiện phép cộng: lấy độ dài đoạn MN (3 cm) + độ dài đoạn NP (4 cm) + độ dài đoạn PQ (5 cm). Em có phép tính: 3 + 4 + 5 = 12 (cm).
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 98 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tất cả những ngôi nhà trên được xếp từ …… mảnh giấy hình tam giác, …… mảnh giấy hình tứ giác và …… mảnh giấy hình tròn
Trả lời:
Tất cả những ngôi nhà trên được xếp từ 4 mảnh giấy hình tam giác, 9 mảnh giấy hình tứ giác và 2 mảnh giấy hình tròn.
Bài 26 Tiết 2 trang 98 – 99 Tập 1
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 98 Bài 1: Khoanh vào vật có dạng đường gấp khúc và dạng hình tứ giác trong bức tranh bên dưới.
Trả lời:
Quan sát bức tranh, em có kết quả như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 98 Bài 2: Vẽ một đường kẻ chia hình dưới đây thành hai phần: một phần chì có hình tứ giác, một phần chỉ có hình tam giác.
Trả lời:
Em kẻ như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 98 Bài 3: Cho hình vẽ:
a) Viết tên đường gấp khúc thích hợp vào chỗ chấm.
Các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là:……………………………………………
Đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng là:……………………………………………….
b) Tính độ dài đường gấp khúc BCDE.
Trả lời:
a) Các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: ABCD, BCDE
Đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng là: ABCDE
b)
Để tính độ dài đường gấp khúc BCDE, em thực hiện phép cộng: lấy độ dài đoạn BC (5 cm) + độ dài đoạn CD (5 cm) + độ dài đoạn DE (3 cm). Em có phép tính: 5 + 5 + 3 = 13 (cm).
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc BCDE là:
5 + 5 + 3 = 13 (cm)
Đáp số: 13 cm.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 1 trang 99 Bài 4: Hai bạn ốc sên Bu và Bi bò qua sân theo 2 đường như hình vẽ.
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a) Bu bò quãng đường dài ……cm. Bi bò quãng đường dài …… cm.
b) Bạn …… bò quãng đường dài hơn.
Trả lời:
Em đếm số ô vuông để tính độ dài quãng đường đi của mỗi bạn.
a) Bu bò quãng đường dài 10 cm. Bi bò quãng đường dài 11 cm.
b) Em thấy: 10 cm < 11 cm nên bạn Bi bò quãng đường dài hơn.
====== ****&**** =====