Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
SỐ HẠNG – TỔNG (2 TIẾT)
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính tổng
– Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
– Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất hợp lí.
2. Năng lực
a) Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
b) Năng lực riêng:
– Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
– Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Giáo án, SGK, SGV.
– Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
– SGK.
– Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. b) Cách tiến hành: |
|
– GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” – GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính). – GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp. – GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số hạng – tổng. |
– HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi
– HS thực hiện tính nhanh
– HS nghe GV giới thiệu bài mới
|
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH a) Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép cộng và biết áp dụng để thực hành. b) Cách tiến hành: |
|
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng – GV viết lại phép tính lên bảng lớp: 48 + 21 = 69 – GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng (nói và viết lên bảng như sgk). – GV lần lượt chỉ vào số 48, 21, 69, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần. – GV nói tên các thành phần: số hạng, tổng, yêu cầu HS nói số. Bước 2: Thực hành * Gọi tên các thành phần của phép cộng – GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép cộng (theo mẫu). – GV sửa bài, đưa thêm một số phép cộng khác: 3 + 6 = 9, 34 + 16 = 50, 65 + 14 = 79;…. * Viết phép cộng – GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính tổng là thực hiện phép cộng, mỗi phép cộng thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép cộng đó ra bảng con. – GV ví dụ: Tính tổng của 22 và 16
Phép cộng tương ứng là: 22 + 16 = 38 – GV lần lượt chỉ vào số 22, 16, 38, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần. |
– HS quan sát, ghi phép tính vào vở
– HS chú ý lắng nghe
– HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng. – HS nhắc: 48, 21, 69
– HS hoạt động nhóm
– HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép cộng GV đưa ra.
– HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
– HS quan sát GV làm ví dụ
– HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 4 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo Số hạng – Tổng.
Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây