Giải VTH Toán lớp 7 Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Câu 1 trang 35 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật có chiều cao là h, độ dài hai cạnh đáy là b và c.
A. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 2(h + b + c);
B. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 2hb + 2hc;
C. Thể tích của hình hộp chữ nhật là 2(hb + hc + bc);
D. Thể tích của hình hộp chữ nhật là 2hbc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hình hộp chữ nhật có chiều cao h, độ dài hai cạnh đáy là b và c thì có:
Diện tích xung quanh: 2.h(b + c). = 2hb + 2hc
Thể tích hình hộp chữ nhật là: h.b.c.
Câu 2 trang 36 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình lập phương có độ dài cạnh là a.
A. Diện tích xung quanh của hình lập phương là 6.a2;
B. Diện tích xung quanh của hình lập phương là 4.a3;
C. Thể tích của hình lập phương là a2;
D. Thể tích của hình lập phương là a3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Diện tích xung quanh hình lập phương là: 4.a.a = 4a2
Thể tích hình lập phương là: a.a.a = a3.
Bài 1 trang 36 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Anh Nam muốn sơn bốn bức tường của căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4 m, chiều rộng 3 m, chiều cao 2,5 m (không sơn cửa). Tính diện tích mà anh Nam cần phải sơn. Biết rằng diện tích các cửa là 3,5 m2.
Lời giải:
Diện tích xung quanh của căn phòng là: 2.(4 + 3).2,5 = 35 (m2)
Diện tích cần phải sơn là: 35 – 3,5 = 31,5 (m2).
Bài 2 trang 36 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Một thùng chứa hàng lạnh có kích thước bên trong là: chiều dài 5,5 m, chiều rộng 2,4 m, chiều cao 2,3 m. Thể tích của thùng chứa hàng là bao nhiêu?
Lời giải:
Thể tích của thùng hàng là:
5,5 . 2,4 . 2,3 = 30,36 (m3).
Vậy thể tích thùng hàng là 30,36 m3.
Bài 3 trang 36 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Kích thước bên ngoài một bể đựng nước mưa có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là 4 m; 2 m; 1,5 m, bề dày của mặt đáy và các mặt bên là 20 cm. Người ta muốn sơn mặt bên trong của bể. Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu?
Lời giải:
Đổi 20 cm = 0,2 m
Kích thước bên trong của bể là:
Dài: 4 – 0,2 . 2 = 3,6 m; rộng: 2 – 0,2 . 2 = 1,6 m; cao: 1,5 – 0,2 . 2 = 1,1 m
Diện tích cần phải sơn là: 2.(3,6 + 1,6).1,1 = 11,44 (m2)
Bài 4 trang 37 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Bể ở bài C3 đang chứa đầy nước mưa. Tính thể tích của lượng nước mưa trong bể.
Lời giải:
Thể tích của lượng nước mưa khi đầy bể bằng thể tích phần bên trong của bể với chiều dài là 3,6 m; chiều rộng 1,6 m; chiều cao 1,1 m.
Khi đó thể tích của nước mưa là: 3,6 . 1,6 . 1,1 = 6,336 (m3).
Bài 5 trang 37 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Bạn Lan cần gói hộp quà hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 40 cm và 30 cm, chiều cao 20 cm. Hỏi diện tích giấy cần gói quà là bao nhiêu?
(Không tính các mép dán và phần giấy bỏ đi).
Lời giải:
Diện tích giấy gói quà cần dùng là:
2 . (40 + 30) . 20 + 2 . 40 . 30 = 5 200 (cm2)
Vậy diện tích giấy gói quà Lan cần dùng là 5 200 (cm2).
Bài 6 trang 37 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Một chiếc bánh kem có dạnh hình hộp chữ nhật có kích thước ba cạnh lần lượt là 40 cm, 30 cm; 25 cm. Người ta lấy đi một miếng bánh có dạng hình lập phương cạnh 0,6 cm.
Lời giải:
Thể tích chiếc bánh kem: 40 . 30 . 25 = 30 000 (cm3)
Thể tích của phần bánh bị lấy đi: 0,6.0,6.0,6 = 0,216 (cm3)
Thể tích phần còn lại: 30 000 – 0,216 = 29 999,784 (cm3)
Bài 7 trang 37 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Người ta thường ngâm gạch vào nước trước khi xây. Một bể chứa gạch được ngâm ngập nước có kích thước chiều dài, chiều rộng của đáy lần lượt là 5 m, 4 m. Khi người lấy gạch ra thì thấy chiều cao của bể nước giảm 0,4 m. Tính tổng thể tích của những khối gạch được lấy ra. Biết rằng độ thấm nước và hao hụt nước là không đáng kể.
Lời giải:
Tổng thể tích của những khối gạch lấy ra bằng thể tích của nước bị giảm.
Vì vậy tổng thể tích của những khối gạch được lấy ra là: 5 . 4 . 0,4 = 8 (m3)
Bài 8 trang 37 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Một bể cá cảnh hình hộp chữ nhật có chứa nước với chiều dài và chiều rộng bên trong của đáy lần lượt là 1,2 m và 0,8 m. Chiều cao của mực nước là 0,5 m. Khi đặt các vật trang trí vào bể, người ta đo chiều cao mực nước là 0,8 m và nước ngập các vật trang trí. Tính thể tích của các vật trang trí.
Lời giải:
Mức chênh lệch của mực nước trước và sau khi đặt các vật trang trí là: 0,8 – 0,5 = 0,3 (m)
Thể tích của các vật trang trí là: 1,2 . 0,8 . 0,3 = 0,288 (m3)