Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Bài 1 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc không đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Đúng quy định của pháp luật |
Không đúng quy định của pháp luật |
|
A. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. |
||
B. Cá nhân chỉ được thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo khi được cha mẹ đồng ý. |
||
C. Bất kì ai cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo. |
||
D. Mỗi người có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. |
||
E. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. |
||
G. Người chưa thành niên vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha mẹ đồng ý. |
||
H. Nhà tu hành có quyền giáng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo. |
||
I. Mỗi người đều có quyền tham gia lễ hội tôn giáo. |
Lời giải:
Đúng quy định |
Không đúng quy định |
|
A. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. |
x |
|
B. Cá nhân chỉ được thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo khi được cha mẹ đồng ý. |
x |
|
C. Bất kì ai cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo. |
x |
|
D. Mỗi người có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. |
x |
|
E. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. |
x |
|
G. Người chưa thành niên vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha mẹ đồng ý. |
x |
|
H. Nhà tu hành có quyền giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo. |
x |
|
I. Mỗi người đều có quyền tham gia lễ hội tôn giáo. |
x |
Bài 2 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Ép buộc người khác theo tôn giáo mà mình đang theo.
B. Cản trở người khác theo tôn giáo mới.
C. Bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác.
D. Tuyên truyền, kích động chia rẽ tôn giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác là hành vi thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Bài 3 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nêu ví dụ về hành vi, việc làm tôn trọng và hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hành vi, việc làm tôn trọng |
Hành vi, việc làm vi phạm |
Lời giải:
Hành vi, việc làm tôn trọng |
Hành vi, việc làm vi phạm |
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. |
Cưỡng ép, lôi kéo người khác theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó |
Luôn tôn trọng, không xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác |
Phân biệt đối xử giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo |
Không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác |
Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá nhà nước; xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác |
Bài 4 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới.
B. Vận động đồng bào tôn giáo giữ gìn trật tự, an ninh.
C. Tham gia các lễ hội tôn giáo.
D. Phân biệt đối xử giữa nhân viên có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, D
Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới.
+ Phân biệt đối xử giữa nhân viên có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Bài 5 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể gây ra hậu quả gì cho đất nước, xã hội và con người?
A. Gây mất trật tự, an toàn xã hội.
B. Xâm phạm an ninh quốc gia.
C. Gây thiệt hại về tinh thần cho xã hội.
D. Gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước.
E. Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
G. Xâm hại các giá trị đạo đức của xã hội.
H. Gây hậu quả xấu đến tài sản và tính mạng của người dân.
Lời giải:
– Đáp án đúng là: A; B; D; E; H
Bài 6 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, những hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Vi phạm như thế nào?
A. Do có niềm tin vào tôn giáo mới, anh Q quyết định từ bỏ tôn giáo của mình để theo một tôn giáo khác.
B. Anh K ép buộc, doạ nạt nhiều người để buộc họ phải theo tôn giáo của anh.
C. Anh M ép buộc vợ mình là chị N phải bỏ tôn giáo của chị để theo tôn giáo mà anh đang theo.
D. Ông S cùng mấy người bạn mở cơ sở đào tạo tôn giáo để thu hút trẻ em dưới 15 tuổi đi xin tiền từ thiện mang về cho nhóm của ông.
E. Ông N thường xuyên tham gia hoạt động tuyên truyền chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo ở quê mình.
Lời giải:
– Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: B; C’ D; E
– Phân tích cụ thể:
+ Hành vi ép buộc, doạ nạt nhiều người để buộc họ phải theo tôn giáo của anh K đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
+ Hành vi ép buộc chị N phải bỏ tôn giáo của chị để theo tôn giáo mà anh M đang theo đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
+ Hành vi của ông S đã vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
+ Hành vi của ông N đã vi phạm quy định tại điểm d) khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Bài 7 trang 113 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
PHỤ NỮ VÙNG ĐỒNG BÀO CÓ ĐẠO Ở CAN LỘC LAN TOẢ TINH THẦN SỐNG “TỐT ĐỜI, ĐẸP ĐẠO”
Bằng nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ sống tốt đời, đẹp đạo” tại các giáo xứ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng lan toả sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt.
Buổi sinh hoạt nhóm của phụ nữ thôn Trung Ngọc – thôn giáo toàn tòng ở xã Gia Hanh diễn ra tại nhà Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Võ Thị Nghiệm – Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Phụ nữ sống tốt đời, đẹp đạo” của thôn thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Với việc tổ chức sinh hoạt theo định kì 3 tháng/lần, nội dung mà ban chủ nhiệm câu lạc bộ hướng tới là phổ biến thông tin, các nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội và địa phương; tuyên truyền chủ trương, đường lối; động viên chị em phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương.
Các buổi sinh hoạt cũng đã trở thành diễn đàn để chị em trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kĩ thuật và gây quỹ để chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế.
Từ sự đi đầu của những hội viên nòng cốt, đến nay, hoạt động của câu lạc bộ đã đi vào chiều sâu, mang tính bền vững, đặc biệt là phong trào nuôi lợn nhựa, hũ gạo tiết kiệm, giúp nhau chỉnh trang vườn hộ,… được chị em hưởng ứng tích cực. Ngoài mỗi năm thu về hơn 2 triệu đồng tiền tiết kiệm và hơn 100kg gạo để trao tặng các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, chị em trong câu lạc bộ còn nhận các công trình làm giao thông, cấy lúa thuê để gây quỹ hoạt động.
Từ hoạt động hiệu quả, câu lạc bộ “Phụ nữ sống tốt đời, đẹp đạo” đầu tiên ở thôn Trung Ngọc, đến nay mô hình này đã lan toả ở 5 thôn đồng bào có đạo ở xã Gia Hanh. Mô hình ngày càng phát huy hiệu quả bởi cách làm mới của địa phương đó là việc kết nghĩa giữa các thôn lương và giáo. Theo đó, trong mỗi hoạt động, nhất là việc hưởng ứng các phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào “5 không 3 sạch”,… đều có dấu ấn của tinh thần đoàn kết, của tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.
Hiện nay, các phong trào của phụ nữ Gia Hanh ngày càng thu hút đông đảo chị em tham gia sinh hoạt. Tỉ lệ tập hợp hội viên từ 50% năm 2020 đã tăng lên 72% năm 2022. Trong năm 2022, các chi hội đã trồng và chăm sóc hơn 5 000m bờ rào xanh; giúp chỉnh trang 30 vườn hộ; giúp 120 hộ gia đình xây dựng tiêu chí “5 không 3 sạch”,…. Và từ các hoạt động kêu gọi, gây quỹ, phụ nữ Gia Hanh cũng đã nhận đỡ đầu 6 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 300 ngàn đồng/cháu.
Thông tin trên cho thấy phụ nữ ở huyện Can Lộc đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tôn giáo như thế nào?
Lời giải:
– Phụ nữ ở huyện Can Lộc đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tôn giáo:
+ Mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ sống tốt đời, đẹp đạo” tại các giáo xứ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng lan toả sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt.
+ Các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ đã trở thành diễn đàn để chị em trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kĩ thuật và gây quỹ để chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế.
+ Hoạt động của câu lạc bộ đã đi vào chiều sâu, mang tính bền vững, đặc biệt là phong trào nuôi lợn nhựa, hũ gạo tiết kiệm, giúp nhau chỉnh trang vườn hộ,… được chị em phụ nữ hưởng ứng tích cực.
Bài 8 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bà Y mở một cơ sở tôn giáo nhỏ để nuôi dạy trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Sau hai năm hoạt động, cơ sở của bà đã nhận được nhiều tiền tài trợ từ các nhà hảo tâm trong nước. Nhưng thực chất, bà Y chỉ mượn danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để có hành vi trục lợi. Trẻ em mồ côi ở cơ sở phải lao động và có cuộc sống vất vả, không được chăm sóc như bà vẫn thường quảng cáo, tuyên truyền.
a) Theo em, bà Y đã có hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
b) Bà Y có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào từ hành vi của mình không? Vì sao?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Bà Y đã thực hiện hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động tôn giáo “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” theo khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
♦ Yêu cầu b) Bà Y có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí từ hành vi vi phạm của mình:
– Việc bà Y mở cơ sở tôn giáo để có hành vi trục lợi, lừa dối thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
– Hành vi của bà Y có thể bị xử lí hình sự theo Điều 331 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Bài 9 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trước khi lấy chồng, chị Vân vẫn theo đạo Phật. Đến khi lấy chồng, chị Vân muốn thôi đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa là đạo mà chồng chị đang theo. Biết tin, bà X là mẹ của chị Vân tìm mọi cách để cản trở chị theo đạo Thiên Chúa. Bà còn doạ sẽ từ bỏ chị Vân nếu chị quyết định theo tôn giáo mới.
a) Hành vi của bà X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
b) Chị Vân có thể làm gì trong trường hợp này?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Hành vi của bà X vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, vì đã “Cản trở người khác theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo”. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi của bà có thể bị xử lí vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự theo Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp này, chị Vân vẫn có quyền thôi đạo Phật để theo đạo Thiên chúa cùng với chồng mà không bị phụ thuộc vào sự ngăn cản của mẹ mình là bà X.
Bài 10 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình ông bà An thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cứ vào ngày mùng một và ngày mười lăm hằng tháng là gia đình lại thắp hương cúng lễ gia tiên để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn nguồn cội của gia tộc. Là người con của gia đình, chị em Hương rất ủng hộ truyền thống này của gia đình mình.
Trong trường hợp trên, gia đình ông bà An đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng như thế nào?
Lời giải:
– Ông bà An đã thực hành lễ nghi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (cứ vào ngày mùng một và ngày mười lăm hằng tháng là gia đình lại thắp hương cúng lễ gia tiên để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn nguồn cội của gia tộc)
Bài 11 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị Minh và anh Nhân yêu nhau đã hơn 2 năm và có ý định kết hôn cùng nhau vào năm nay. Khi chị Minh nói với bố mẹ về chuyện này thì bố mẹ chị kịch liệt phản đối. Lí do phản đối của bố mẹ cho Minh thật đơn gián: Chị Minh và anh Nhân không cùng theo một đạo. Chị Minh hoang mang, không biết phải làm thế nào.
a) Bố mẹ chị Minh có quyền ngăn cản chị kết hôn cùng anh Nhân chỉ vì lí do khác tôn giáo không? Vì sao?
b) Chị Minh có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình mà vẫn giữ được tình cảm với bố mẹ?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Bố mẹ chị Minh không quyền ngăn cản chị kết hôn cùng anh Nhân chỉ vì lí do khác tôn giáo, vì: việc cản trở kết hôn vì lí do tôn giáo vừa vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; vừa vi phạm quy định pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
♦ Yêu cầu b) Chị Minh nên giải thích để bố mẹ hiểu các quy định của pháp luật về tự do tín ngưỡng , tôn giáo và các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình;
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo