Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
Câu 1. Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.
A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp tạm thời.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp trên là thất nghiệp chu kì (tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm).
Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
– Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
+ Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc,…
+ Nguyên nhân khách quan: nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất; do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
+ Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc,…
+ Nguyên nhân khách quan: nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất; do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 4. Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Đối với nền kinh tế: thất nghiệp tăng gây lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,…
Câu 5. Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.
A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên, để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhà nước đã: Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
Câu 6. Thất nghiệp là tình trạng người lao động
A. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
B. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
D. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địah bàn cư trú.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Câu 7. Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:
A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
– Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Câu 8. Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?
A. 3 loại hình.
B. 4 loại hình.
C. 5 loại hình.
D. 6 loại hình.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành 3 loại hình là: thất nghiệp tạm thời; thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kì.
Câu 9. Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
Câu 10. Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp trên là thất nghiệp cơ cấu (thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải)
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của nhà nước trong việc iểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
A. Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động.
B. Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất.
C. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
D. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như:
+ Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động;
+ Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
– Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
Câu 12. Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với xã hội?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Đối với chính trị – xã hội: thất nghiệp gia tăng làm cho hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát sinh nhiều, gây ra những xáo trộn trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng lần công, bãi công, biểu tình,… tăng lên.
Câu 13. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là
A. thất nghiệp tự nguyện.
B. thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tạm thời.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Thất nghiệp tự nguyện xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.
Câu 14. Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là
A. thất nghiệp tự nguyện.
B. thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tạm thời.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.
Câu 15. Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thất nghiệp chu kì là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
1. Khái niệm và các loại hình thất nghiệp
a. Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường mà không xin được việc làm
b. Các loại hình thất nghiệp:
– Căn cứ vào tính chất của thất nghiệp có:
+ Thất nghiệp tự nguyện;
+ Thất nghiệp không tự nguyện.
– Căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp có:
+ Thất nghiệp tạm thời;
+ Thất nghiệp cơ cấu;
+ Thất nghiệp chu kì.
2. Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
– Do sự vận động của nền kinh tế:
+ Nền kinh tế đình trệ, suy thoái, sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động;
+ Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới.
– Do bản thân người lao động:
+ Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn – nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường;
+ Muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện hành.
Máy móc hiện đại dần thay thế nguồn lao động chân tay
3. Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội
– Hậu quả đối với nền kinh tế:
+ Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất;
+ Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế;
+ Ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.
– Hậu quả đối với xã hội:
+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng;
+ Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội.
Tình trạng lao động thất nghiệp làm tăng chi phí giải quyết trợ cấp thất nghiệp
4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp
– Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách như:
+ Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm;
+ Chính sách an sinh xã hội;
+ Chính sách giải quyết việc làm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển thị trường lao động
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
Trắc nghiệm Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
Trắc nghiệm Bài 5: Thị trường lao động, việc làm
Trắc nghiệm Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Trắc nghiệm Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh