Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 24. BÀI 9. NHẬT BẢN (TIẾP THEO)
Tiết 3. Thực hành. Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
– Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng đã học về các ngành kinh tế Nhật Bản.
– Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
– Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ:
– Câu hỏi: Trình bày về ngành công nghiệp của Nhật Bản?
* Đáp án:
– Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp: Công nghiệp Nhật Bản chiếm gần 30% lao động và đóng góp gần 30% GDP; giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình…
– Cơ cấu ngành: Đa dạng, có đầy đủ các ngành kể cả các ngành không có lợi thế về TN
– Tình hình phát triển và phân bố:
+ Giảm bớt phát triển các ngành truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
+ Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở phía ĐN của lãnh thổ.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện HS đứng tại chỗ nêu yêu cầu của bài thực hành. HS khác thảo luận, nhận xét.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hướng dẫn HS đánh giá, GV dẫn dắt vào nhiệm vụ của bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Thực hành vẽ biểu đồ
1. Vẽ biểu đồ – Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột. Trục tung biểu hiện giá trị tỉ USD. – Trục hoành biểu hiện năm. – Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu.
|
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu và kiến thức để trả lời câu hỏi theo cặp:
+ Câu hỏi: Dựa vào bảng 9. 5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm nên vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất? Tại sao? Trình bày các bước vẽ biểu đồ?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Thực hành. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản – Đặc điểm của xuất và nhập khẩu. + Xuất khẩu: + Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng. + Thị trường mở rộng nhất là ở các nước phát triển, tiếp đến là các nước đang phát triển và sau cùng là các nước NIC. + Nhập khẩu: Chủ yếu nhập khẩu các nguyên liệu công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng. – FDI tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước. – ODA: Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản vì thế xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh ở các nước NIC, ASEAN tăng nhanh. – Các hoạt động khác. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về nguồn vốn viên trợ chính thức ODA
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về các hoạt động khác.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do
B.nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thếgiới.
Câu 2: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ?
A.Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?
D.Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2004 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
287,6 |
443,1 |
479,2 |
565,7 |
769,8 |
624,8 |
Nhập khẩu |
235,4 |
335,9 |
379,5 |
454,5 |
692,4 |
648,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)
Theo bảng số liệu, cho biết tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015?
Câu 5: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Đơn vị: tỉ USD
Năm |
2005 |
2008 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
594,9 |
782,1 |
857,1 |
773,0 |
Nhập khẩu |
514,9 |
762,6 |
773,9 |
787,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
D.Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Tại sao Nhật Bản có hoạt động ngoại thương phát triển mạnh?
* Trả lời câu hỏi:
Do Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động ngoại thương:
– Là một quốc đảo nằm ở Thái Bình Dương nên rất thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường biển và đẩy mạnh phát triển ngoại thương.
– Kinh tế trong nước phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhu cầu về nguyên nhiên liệu rất lớn nên phải đẩy mạnh nhập khẩu; hàng hóa sản xuất ra nhiều nên phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới.
– Chính sách phát triển kinh tế – xã hội phù hợp, đặc biệt là chính sách phát triển ngoại thương…
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
– Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
– Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..
– Chuẩn bị bài mới: Chủ đề: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
Xem thêm