SBT Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Câu 1 trang 12 SBT Địa lí 11: Dựa vào biểu đồ, ghi chữ Đ vào ô trống trước nhận xét đúng
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ.
Trả lời:
Câu 2 trang 13 SBT Địa lí 11: Cho bảng số liệu sau:
TỈ SUẤT GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu?
A. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm dần.
B. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp và có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước là ổn định , không biến động.
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
Trả lời:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tỉ lệ nghịch với trình độ nhận thức (các nước có trình độ nhận thức càng cao, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên càng thấp.
Chọn C.
Câu 3 trang 13 SBT Địa lí 11: Bùng nổ dân số thế giới diễn ra chủ yếu ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. các nước đang phát triển.
D. các nước phát triển.
Trả lời:
Bùng nổ dân số xảy ra ở khu vực có trình độ dân trí thấp => các nước đang phát triển.
Chọn C
Câu 4 trang 14 SBT Địa lí 11: Dân số tăng nhanh đã
A. thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
B. làm cho tài nguyên suy giảm và môi trường ô nhiễm.
C. thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển.
D. làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.
Trả lời:
Dân số tăng nhanh, nhu cầu về sử dụng tài nguyên càng lớn, môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
Chọn B.
Câu 5 trang 14 SBT Địa lí 11: Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào dưới đây?
A. Thiếu việc làm và tăng tỉ lệ thất nghiệp.
B. Nguồn lao động thiếu hụt.
C. Trình độ người lao động giảm.
D. Gây sức ép đến tài nguyên, môi trường.
Trả lời:
Lao động được đặc trưng bởi số lượng và chất lượng. Dân số già, nguồn lao động bị thiếu hụt (về số lượng)
Chọn B.
Câu 6 trang 14 SBT Địa lí 11: Trong cơ cấu dân số theo tuổi, so với các nước đang phát triển, nhìn chung các nước phát triển có
A. tỉ trọng dân số ở nhóm tuổi 0-14 cao hơn, tỉ trọng dân số ở nhóm tuổi 65 trở lên thấp hơn.
B. tỉ trọng dân số ở nhóm tuổi 0-14 thấp hơn, tỉ trọng dân số ở nhóm 65 trở lên cao hơn.
C. tỉ trọng dân số ở cả nhóm nước tuổi 0-14 và 65 trở lên đều cao hơn.
D. tỉ trọng dân số ở cả 2 nhóm tuổi 0-14 và 65 trở lên đều thấp hơn.
Trả lời:
Các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già (trẻ em ít hơn, người già đông hơn).
Chọn B.
Câu 7 trang 14 SBT Địa lí 11: Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?
A. O3. B. CH4.
C. CO2. D. N2O
Trả lời:
Lượng CO2 tăng lên đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
Chọn C.
Câu 8 trang 14 SBT Địa lí 11: Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, thủy triều xâm nhập sâu vào trong đất liền, vì vậy là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng.
Chọn D.
Câu 9 trang 15 SBT Địa lí 11: Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là
A. cháy rừng.
B. ô nhiễm môi trường.
C. biến đổi khí hậu.
D. con người khai thác quá mức.
Trả lời:
Con người khai thác quá mức làm cho nhiều loài tuyệt chủng hay đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Chọn D.
Câu 10 trang 15 SBT Địa lí 11: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. nước biển ngày càng dâng cao.
B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.
C. Mất đi nhiều loài sinh vật, có gen di truyền.
D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.
Trả lời:
Suy giảm đa dạng sinh học sẽ mất di nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh,…
Chọn C.
Câu 11 trang 15 SBT Địa lí 11: Ghi chữ Đ vào ô đúng trước ý trả lời đúng:
Ngày nay, nạn khủng bố đã trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới vì
Trả lời:
Câu 12 trang 15 SBT Địa lí 11: Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, cần sự hợp tác tích cực
A. giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
B. giữa các quốc gia phát triển.
C. giữa các quốc gia đang phát triển.
D. giữa một số cường quốc kinh tế.
Trả lời:
Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
Chọn A.