SBT Địa lí 11 Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Câu 1 trang 10 SBT Địa lí 11: Điền vào ô trống của sơ đồ sau những biểu hiện toàn cầu hóa nền kinh tế.
Trả lời:
Câu 2 trang 10 SBT Địa lí 11: Tổ chức nào sau đây chi phối 95% hoạt động thương mại thế giới?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Tổ chức thương mại thế giới.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Liên minh châu Âu.
Trả lời:
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Chọn B.
Câu 3 trang 10 SBT Địa lí 11: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
B. tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
C. thúc đẩy tự do hóa thương mại.
D. giải quyết xung đột giữa các nước.
Trả lời:
WTO có vai trò thức đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
Chọn C.
Câu 4 trang 11 SBT Địa lí 11: Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, được biểu hiện rõ rệt ở những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Xây dựng. D. Dịch vụ.
Trả lời:
Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài nổi bật là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
Chọn D.
Câu 5 trang 11 SBT Địa lí 11: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động:
A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. bảo hiểm, giáo dục, y tế.
C. du lịch, ngân hàng, y tế.
D. hành chính công, giáo dục, y tế.
Trả lời:
Các hoạt động dịch vụ thu hút lớn vốn đầu tư là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Chọn A.
Câu 6 trang 11 SBT Địa lí 11: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
Trả lời:
Các tổ chức quốc tế: ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày càng có vai trò quan trọng trong sư phát triển kinh tế toàn cầu.
Chọn C.
Câu 7 trang 11 SBT Địa lí 11: Tổ chức nào dưới đây không phải là liên kết kinh tế khu vực?
A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Trả lời:
Tổ chức không phải là liên kết kinh tế khu vực là Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Chọn A.
Câu 8 trang 11 SBT Địa lí 11: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.
Trả lời:
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Tuy nhiên, chính vì thế nó tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Chọn A.
Câu 9 trang 12 SBT Địa lí 11: Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là
A. cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
B. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
C. các nước phải phụ thuộc lẫn nhau.
D. nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng.
Trả lời:
Toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Chọn B.
Câu 10 trang 12 SBT Địa lí 11: Điền vào bảng sau những hệ quả của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.
TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Trả lời: