Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 4 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 11 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án – Toán lớp 11:
Ôn tập chương 2
Bài 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. AD’ // BC’ B. AC // A’C’
C. BB’ // AD’ D. BD // B’D’
Đáp án: C
Bài 2: Cho các đoạn thẳng và đường thẳng không song song hoặc không trùng với phương chiếu. trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?
A. Phép chiếu song song bảo toàn thứ tự ba điểm thẳng hàng.
B. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng.
C. Hình chiếu của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
D. Hình chiếu song song của đường thẳng là đường thẳng.
Đáp án: B
Bài 3: Giả sử có ba đường thẳng a, b, c trong đó a//b, và c//a. câu nào sau đây là đúng?
A. Nếu mặt phẳng (a. b) không trùng với mặt phẳng (a, c) thì b và c chéo nhau.
B.Nếu mặt phẳng (a,b) trùng với mặt phẳng (a, c) thì ba đường thẳng a, b, c song song với nhau từng đôi một.
C. Trong mọi trường hợp ta có b//c.
D. Cả ba câu trên đều sai.
Đáp án: D
Bài 4: Cho tứ diện ABCD. Khi đó:
A. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau.
B. Hai đường thẳng AB và CD song song.
C. Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau hoặc chéo nhau.
D. Cả ba câu trên đều sai?
Đáp án: D
Bài 5: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Xét hai đường thẳng p, q ma mỗi đường đều cắt cả a và b. trường hợp nào sau đây không thể xảy ra.
A. p vuông góc với q B. p ≡ q
C. p // q D. p và q chéo nhau
Đáp án: C
Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD với đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SB, SC, SD. Đường thẳng nào sau đây không song song với đường thẳng MN?
A. AB B. CD
C. PQ D. SC
Đáp án: D
Bài 7: Giả sử a = (P) ∩ (R), b = (Q) ∩ (R), c = (P) ∩ (Q) và a, b, c phân biệt. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. a và b cắt nhau hoặc song song với nhau.
B. Ba giao tuyến a, b, c đồng quy hoặc đôi một cắt nhau.
C. Nếu a và b song song với nhau thì a và c không thể cắt nhau, cũng vậy, b và c không thể cắt nhau.
D. Ba giao tuyến a, b, c đồng quy hoặc đôi một song song.
Đáp án: B
Bài 8: Cho hình chóp A.BCD. gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BD, AB, cD, AD, BC. Các điểm nào sau đây cùng thuộc một mặt phẳng?
A. M, P, R, A B. M, R, S, C
C. P, Q, R, D D. M, P, Q, N
Đáp án: D
Do MP, NQ lần lượt là đường trung bình của các tam giác ABC, DBC nên MP // PC, NQ // BC. Vậy M, N, P, Q đồng phẳng.
Bài 9: Cho hình chóp S.ABCD, với ABCd là tứ giác lồi. Cắt hình chóp bằng một mặt phẳng (P) tùy ý. Thiết diện nhận được không bao giờ có thể là:
A. Tam giác B. Tứ giác
C. Ngũ giác D. Lục giác
Đáp án: D
Bài 10: Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SD. P là trung điểm của ON. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. MP // (ABCD) B. MP // AC
C. MP // (SBC) D. MP // (SAD)
Đáp án: A
Bài 11: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Khi đó:
A. Tồn tại hai đường thẳng c và d song song với nhau, mỗi đường đều cắt cả a và b.
B. Không thể tồn tại hai đường thẳng c,d mỗi đường đều cắt cả a và b.
C. Không thể tồn tại một đường thẳng cắt cả a và b.
D. Cả ba câu trên đều sai.
Đáp án: D