Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren
Phần 1. Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren
Câu 1. Đường kính lớn nhất của ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren trong
C. Là đường kính chân của ren ngoài
D. Cả A và B đều đúng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Đường kính chân của ren ngoài là đường kính nhỏ nhất của ren.
Câu 2. Đường kính nhỏ nhất của ren:
A. Là đường kính chân của ren ngoài
B. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
C. Là đường kính chân của ren trong
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích: Đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong là đường kính lớn nhất của ren
Câu 3. Kí hiệu của đường kính lớn nhất của ren là:
A. d
B. d1
C. p
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ d: đường kính lớn nhất của ren
+ d1: đường kính nhỏ nhất của ren
+ p: bước ren
Câu 4. Kí hiệu của đường kính nhỏ nhất của ren là:
A. d
B. d1
C. p
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ d: đường kính lớn nhất của ren
+ d1: đường kính nhỏ nhất của ren
+ p: bước ren
Câu 5. Kí hiệu của bước ren là:
A. d
B. d1
C. p
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ d: đường kính lớn nhất của ren
+ d1: đường kính nhỏ nhất của ren
+ p: bước ren
Câu 6. Ren dùng đề làm gì?
A. Kẹp chặt
B. Truyền chuyển động
C. Kẹp chặt hoặc truyền chuyển động
D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Ren dùng để:
+ Dùng kẹp chặt: bulong, đai ốc, vít, …
+ Dùng truyền chuyển động: trục vít, vitme.
Câu 7. Có mấy loại ren?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Có 2 loại ren:
+ Ren ngoài
+ Ren trong
Câu 8. Em hãy cho biết, có loại ren nào sau đây?
A. Ren ngoài
B. Ren trong
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 2 loại ren:
+ Ren ngoài
+ Ren trong
Câu 9. Tên gọi khác của ren ngoài là gì?
A. Ren trục
B. Ren lỗ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Ren ngoài: ren trục
+ Ren trong: ren lỗ
Câu 10. Tên gọi khác của ren trong là gì?
A. Ren trục
B. Ren lỗ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Ren ngoài: ren trục
+ Ren trong: ren lỗ
Câu 11. Đường kính lớn nhất của ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Đường kính lớn nhất của ren: Là đường kính đỉnh của ren ngoài
+ Đường kính nhỏ nhất của ren: Là đường kính chân của ren ngoài
+ Bước ren: Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
Câu 12. Đường kính nhỏ nhất của ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Đường kính lớn nhất của ren: Là đường kính đỉnh của ren ngoài
+ Đường kính nhỏ nhất của ren: Là đường kính chân của ren ngoài
+ Bước ren: Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
Câu 13. Bước ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Đường kính lớn nhất của ren: Là đường kính đỉnh của ren ngoài
+ Đường kính nhỏ nhất của ren: Là đường kính chân của ren ngoài
+ Bước ren: Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
Câu 14. Có mấy cách vẽ quy ước ren thấy?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Có 2 cách vẽ quy ước ren thấy:
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren.
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren.
Câu 15. Có vẽ quy ước ren thấy nào
A. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren.
B. Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 2 cách vẽ quy ước ren thấy:
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren.
+ Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren.
Phần 2. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren
I. Khái quát chung về ren
– Dùng để kẹp chặt hoặc truyền chuyển động:
+ Ren ngoài (ren trục): hình thành trên bề mặt ngoài của hình trụ.
+ Ren trong (ren lỗ): hình thành trên bề mặt trong của hình trụ.
– Một số yếu tố của ren:
+ Dạng ren: là hình phẳng tạo thành ren
+ Đường kính lớn nhất của ren: là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong
+ Đường kính nhỏ nhất của ren: là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong
+ Bước ren: là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
II. Biểu diễn quy ước ren
– Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren:
+ Đường giới hạn ren: nét liền đậm
+ Đường đỉnh ren: nét liền đậm
+ Đường chân ren: nét liền mảnh
– Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren:
+ Đường chân ren: vẽ ¾ vòng tròn, vẽ nét liền mảnh
+ Đường đỉnh ren: vẽ bằng vòng tròn, vẽ nét đậm
– Kí hiệu quy ước ren:
+ Dạng ren
+ Đường kính ren
+ Bước ren
+ Hướng xoắn
Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập Chủ đề 3: Vẽ kĩ thuật cơ sở
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14 : Bản vẽ chi tiết
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Bản vẽ lắp
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng